Nếu không phải tôi, thì là ai?

06/11/2017 - 10:57

PNO - Một phần ba phụ nữ trên thế giới từng bị bạo hành bởi một người đàn ông trong suốt cuộc đời của họ, thông thường là người thân như cha, chồng, bạn trai, chú/bác hoặc đồng nghiệp tại nơi làm việc.

Bạo lực để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái. Họ phải sống trong sợ hãi và đau đớn. Những trường hợp xấu có thể cướp đi cuộc sống của họ.

Bạo lực tước đi quyền tự do mà tất cả chúng ta nên có: sự an toàn trên đường phố, trường học, nơi làm việc hoặc bất cứ nơi nào khác. Những số liệu đã chỉ ra rằng, chính phủ cần phải đẩy nhanh những nỗ lực cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân của bạo lực giới, đồng thời xây dựng một môi trường mà nạn nhân của bạo lực không cảm thấy xấu hổ hoặc bị áp lực phải giữ im lặng. Quá nhiều trường hợp phụ nữ phải im lặng để giữ hình ảnh “gia đình hạnh phúc”.

Neu khong phai toi, thi la ai?
Ảnh minh họa

Cần phải phá bỏ các khuôn mẫu giới, niềm tin về sự thịnh trị của đàn ông và các kỳ vọng của xã hội về một người vợ hay người con gái tốt, điều đã buộc phụ nữ phải gánh rất nhiều trách nhiệm gia đình, trong khi vẫn phải cố gắng kiếm tiền. Bình đẳng giới không chỉ là vấn đề của riêng phụ nữ mà của cả đàn ông, thái độ của họ đối với phụ nữ và quyền lợi của riêng nam giới.

Văn phòng cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam đã cho ra đời chiến dịch HeForShe - phong trào đoàn kết dành cho nam giới ủng hộ bình đẳng giới.

Chúng tôi mang HeForShe đến vào ngày Quốc tế Phụ nữ năm 2015 và từ đó đã huy động được hơn một triệu sinh viên, thanh niên và người nổi tiếng tham gia.

Đã đến lúc mỗi chúng ta phải hành động, trở thành những tác nhân thay đổi. Hãy hỏi chính bản thân mình: Nếu không phải tôi, thì là ai? Nếu không phải là bây giờ thì khi nào? 

Elisa Fernandez (Trưởng văn phòng UN Women)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI