Nếp nhà, mẹ đã giữ và truyền cho chúng tôi

15/01/2024 - 06:44

PNO - Nhịp sống thành thị đã khác, con người nuông chiều mình hơn. Nhưng nghiêm túc nghĩ lại, cách người phụ nữ ngày xưa dạy con không đơn thuần là thói quen truyền đời mà chính là rèn con, dạy con cách sống nền nếp và cao hơn nữa, góp phần giữ truyền thống dân tộc.

Trẻ con - tuổi nào việc nấy

Ngày tôi còn nhỏ, ở quê tôi buổi sáng sớm thường có sương mù. Vào những tháng giáp tết, buổi sáng trời rất lạnh, trẻ con chỉ muốn cuộn mình trong mền ấm mà ngủ cho đẫy giấc. Nhưng đó là nhà người ta thôi còn trẻ con nhà tôi y boong 6g là ba mẹ bắt dậy.

Việc đầu tiên mẹ luôn nhắc là xếp gọn mền gối, sửa chiếu lại cho ngay ngắn; nếu ai nằm ở phòng khách thì phải đem tất cả đi cất ở nơi kín đáo. Việc kế tiếp là chải đầu, con gái còn thêm công đoạn cột tóc, rồi làm vệ sinh cá nhân. 

Tiếp đến là quét nhà. Ở những gia đình có nhiều con, lũ trẻ còn được phân công thêm việc rửa ly tách, nhóm bếp nấu nước cho vào bình thủy để trữ nước nóng dùng cả ngày. Ngày xưa mà, làm gì có bình nấu nước siêu tốc! Có những đứa trẻ vừa ngáp vừa quét lá rụng ở sân trước, sân sau…

Ảnh mang tính minh họa
Ảnh mang tính minh họa

Đó là danh sách những việc phải làm khi thức dậy của rất nhiều gia đình ở quê cách đây 30-50 năm. Ngày nay, khi nghe kể lại, chắc không ít bạn trẻ sẽ cảm thấy ngạc nhiên, xa lạ, không hiểu tại sao trẻ con phải làm những việc đó. Nhưng ở góc độ một người trưởng thành, tôi nhìn lại và cảm thấy cách giáo dục trẻ nhỏ ngày xưa rất hay. Từ nhỏ đã có trách nhiệm, làm những việc vừa sức mình và xây dựng nếp kỷ luật, dần dần lớn lên, “bọn trẻ ngày xưa đó” quen nếp sống ngăn nắp, gọn gàng và biết quán xuyến nhà cửa. 

Trẻ con thời nay rất rành công nghệ, nói tiếng Anh tự tin, lưu loát. Trẻ con ngày nay có thể bàn luận chuyện thiên văn, địa lý, khoa học và rất nhiều kiến thức hay ho. Vậy nhưng, ít trẻ biết tự dọn dẹp phòng mình mỗi ngày, có thể không biết tự chải đầu hay thay đồ và cất đồ dơ đúng chỗ… 

Chúng ta không thể đòi hỏi trẻ nhỏ tự dưng mà có ý thức. Trên thực tế, có những người từ nhỏ đã có tính tự giác nhưng phần lớn cần được rèn luyện, cần được người lớn bảo ban mỗi ngày. Các mẹ ngày nay vẫn thương con theo kiểu: các con học nhiều lắm rồi, thời gian vui chơi không có là bao, thôi mình làm được gì thì làm đỡ cho con.

Cứ thế, trẻ nhỏ vô tư lớn lên với tri thức rộng mở nhưng lại không có kỹ năng làm sạch không gian mình đang sống. Có lần, cậu con trai đang học lớp Chín của tôi kể rằng bạn cùng lớp của con không biết quét nhà, bạn quét lớp mà cầm chổi hất rác tứ tung; có bạn cũng không biết cách lau sạch nền nhà, bạn cứ lau ướt rồi lại giẫm chân trên nền nhà còn ướt… 

Trẻ cũng không có kỹ năng sinh tồn, thậm chí ngày nay có những trẻ cấp III ngủ dậy không có ba mẹ nấu đồ ăn sáng thì chịu đói chứ không biết nấu, dù chỉ là mì gói. Có lẽ vì đã có quá nhiều app để trẻ đặt mì cay, dimsum hay sushi cứu đói một cách nhanh gọn. Thời nào người ta cũng có cách sinh tồn nhưng nếu tước đi các quyền trợ giúp của công nghệ, các bạn nhỏ sẽ lúng túng vô cùng nếu không được hướng dẫn, huấn luyện ngay từ nhỏ.

Ảnh mang tín minh hoạ
Ảnh mang tính minh họa

Nếp nhà từ những bữa cơm

Ngày trước, cuộc sống vất vả, đàn ông phụ trách những việc nặng nhọc; phụ nữ làm những việc nhẹ nhàng, khéo léo kiêm việc quán xuyến nhà cửa, bảo ban con cái và cơm nước. Mỗi bữa mẹ nấu cơm thì sẽ nhân tiện có 1-2 “phụ bếp tập sự” được mẹ sai lặt rau, lột hành, rửa rau củ, vo gạo bắc nồi cơm… Đó cũng là cách dạy con làm bếp.

Từ lúc tôi biết nhận thức thì cuộc sống của những gia đình quanh tôi đều thế. Dù bận rộn mua bán hay vào vụ cấy lúa, gặt lúa, nhổ đậu, chặt mía…, nếp nhà ở quê tôi vẫn luôn vận hành như vậy. Đến giờ cơm, tất cả thành viên đều về ăn, người lớn bận việc bất khả kháng về không kịp thì mới vắng mặt, trẻ con không có lý do gì được bỏ bữa ngoài bị bệnh không ăn nổi. 

Rồi những đứa trẻ ấy lớn lên có công ăn việc làm nhưng đến giờ vẫn về nhà ăn hoặc nếu bận thì phải báo trước để mẹ khỏi đợi cơm. Nếu không thì phải tranh thủ cho xong việc hoặc từ chối bạn bè để về ăn cơm gia đình. Bữa cơm như một sự neo giữ các thành viên với nhau.

Ngày nay, vì ưu tiên sự tiện lợi và các mối quan hệ bạn bè, đối tác nên khi nào rảnh người ta mới ăn cơm nhà, bất cứ lúc nào “set kèo” được là sẵn sàng báo hủy cơm nhà. Người ở nhà cũng dễ thông cảm vì quan hệ đối tác đem lại nhiều cơ hội công việc. Tuy nhiên, nghiêm túc để so sánh thì những “bữa vui” ấy có thực sự quan trọng hơn tình thân không, nó có thực sự cần thiết không? Thiếu vắng dần những bữa ăn cùng nhau, gia đình cũng dần thiếu kết nối. 

Mẹ tác giả làm bánh giỗ ngoại. Chính bà là người truyền cho con cháu tình yêu nấu nướng
Mẹ tác giả làm bánh giỗ ngoại. Chính bà là người truyền cho con cháu tình yêu nấu nướng

Gìn giữ văn hoá truyền thống

Đời sống hiện đại chuộng sự tiện dụng nên việc cả gia đình quây quần cùng nhau bày mâm cỗ giỗ quải hay làm bánh mứt chuẩn bị đón tết là một điều hết sức khó. Còn nhớ ngày xưa, mỗi lần sắp đám giỗ, bà ngoại tôi lại ngâm nếp, ngâm đậu gói bánh tét chay, rồi xay nếp, đăng bột chuẩn bị làm hơn trăm chiếc bánh ít lá gai để bày lên mâm cúng. Trong lúc họ hàng ăn giỗ, bà chuẩn bị cho mỗi người một phần quà, gồm bánh ít và trái cây, để mang về cho trẻ nít ở nhà. 

Ngày nay, người ta bận rộn, giỗ quải cứ đặt hàng quán rồi đem về dọn ra mời nhau. Thế nhưng, mỗi năm giỗ ông bà ngoại, mẹ và các dì tôi lại chia nhau mỗi người làm một thứ.

Hôm giỗ bà ngoại, tôi về sớm 1 ngày thấy mẹ nhào bột, làm nhân đậu xanh trộn dừa rồi cắt lá chuối ngoài vườn gói từng chiếc bánh ít. Mẹ nói: “Hồi bà ngoại bây còn sống, năm nào giỗ, bà cũng làm bánh ít”. Mẹ làm bánh ít, dì Hai gói bánh tét còn mấy dì khác thì sáng mai sẽ nấu các món chay mà ngày xưa ngoại hay nấu, vậy là chỉ còn mua hoa và trái cây là có đầy đủ các thức cúng giỗ.

ảnh mang tính minh họa: internet
Ảnh mang tính minh họa: internet

Tôi còn nhớ như in, lúc nhỏ, mỗi lần bà ngoại làm bánh ít, mấy đứa cháu tập trung lại phụ. Ngoại giành nhồi bột nếp vì đây là công đoạn khó nhất. Mấy đứa cháu lăng xăng, đứa thì giã lá gai, đem đi vắt nước; đứa thì lau lá chuối đã được ngoại cắt, rửa và phơi héo; đứa thì thoa dầu vô lá để khi nấu xong lột ra bánh không bị dính… Tôi lớn hơn một chút, tay chân đã khéo léo thì được ngoại dạy gói lá. Gói được cái bánh vuông cạnh và cân đều, tôi vui lắm. 

Rồi vẫn công thức ấy, mẹ tôi và các dì vào dịp giáp tết, dù bận mấy cũng làm bánh in, bánh thuẫn, bánh tét, các loại mứt, dưa chua… để biếu người quen, để gia đình ăn và tiếp khách mấy ngày xuân.

Nhờ những buổi tập hợp phụ ngoại, phụ mẹ, mấy chị em tôi đứa nào cũng biết làm bánh tét, bánh quai vạc, bánh ít, bánh in, bánh thuẫn, mứt dừa, mứt me, mứt chùm ruột… Tuy không nhiều so với kho tàng ẩm thực phong phú của Việt Nam nhưng những đợt “thực tập” một cách tự nhiên giúp chúng tôi hình dung cách làm ra những món ngon truyền thống.

Các bài học được lặp đi lặp lại khiến chúng tôi thuộc lúc nào không biết. Cũng nhờ đó, chúng tôi học nấu món mới rất nhanh và trong chúng tôi ít nhiều đều có tình yêu với ẩm thực, thích ăn ngon, biết nấu nướng. Tôi nghĩ, ẩm thực truyền thống chính là một phần của văn hóa và chính ngoại, chính mẹ đã giữ nó rồi truyền cho chúng tôi. 

Nguyệt Phạm

 

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.