PNO - Tiếp nối tình yêu của bà ngoại và mẹ với món cơm tấm, chị Trần Thị Xuân Quyên đã xây dựng nên chuỗi thương hiệu “Cơm tấm Sài Gòn” ở quận Bình Thạnh, quận 7 và thành phố Thủ Đức. Món cơm tấm luôn có hương vị đặc biệt, không lẫn vào đâu được vì nó được xây dựng từ tình yêu của 1 bữa cơm gia đình.
Thân mẫu doanh nhân Xuân Quyên - gương mặt đại diện của thương hiệu “Cơm tấm Sài Gòn” |
Cơm tấm chuẩn vị gia đình
“Món cơm tấm Sài Gòn trong ký ức thời niên thiếu của tôi khá đặc biệt. Dường như các hàng cơm tấm nơi tôi đến đều xây lên từ bàn tay người mẹ, người bà. Họ bán trong những khu phố, nơi có những góc đường quen thuộc, rải rác khắp các quận của Sài Gòn - TPHCM. Dù mỗi hàng cơm tấm đều mang một hương vị riêng, nhưng tất cả làm nên một tổng thể khung hình văn hóa chung” - chị Trần Thị Xuân Quyên chia sẻ.
Trong ký ức của nữ doanh nhân này, có nhiều câu chuyện xoay quanh cơm tấm Sài Gòn, như một dĩa cơm khoảng 8.000 - 10.000 đồng, nhưng có những người đến quán chỉ có 5.000 đồng, xin chủ tiệm bán dĩa cơm vừa bằng từng ấy tiền và vẫn được chấp nhận.
“Từ đó tôi cảm nhận văn hóa của Sài Gòn, của con người ở đây rất phóng khoáng”, chị Quyên nói.
Theo truyền thống của từng vùng miền, phía Bắc chuộng món nước, miền Nam lại thường thấy hình ảnh những bếp lò thịt nướng nghi ngút khói, với cơm nóng, hương mỡ hành. Cứ như vậy, người Sài Gòn thường dùng cơm cho bữa sáng đầy đủ, chắc bụng trước khi đi học, đi làm.
Nhiều thông tin cho rằng, cơm tấm xuất phát từ thời Pháp, vì cách chế biến và nêm nếm của món sườn có nguồn gốc từ phương Tây. Nhưng một trong những nguyên liệu tạo nên vị ngon của món sườn lại là đường và nước mắm. Tất nhiên, mỗi nơi có cách biến tấu riêng, như thêm mật ong, sữa, dầu hào… tạo nên hương vị khác biệt, nhưng phần lớn vẫn dựa trên nguyên liệu cơ bản là đường và nước mắm.
Theo chị Quyên, một đĩa cơm tấm đầy đủ thường gồm: sườn, bì, chả. Trong đó, sườn là quan trọng nhất. Để có miếng sườn ngon phải cẩn thận chọn thịt sườn, sau đó là nêm nếm, nướng thịt để cho ra một miếng sườn thơm ngon.
Cơm tấm cũng phải được nấu vừa tơi, không nhão hoặc khô quá. Một trong những yếu tố quyết định cho sự bùng nổ vị giác của một dĩa cơm tấm chính là nước mắm ăn kèm. Đó là sự hài hòa của vị mặn ngọt của nước mắm và đường, vị cay nhẹ của ớt, vị thơm của tỏi và một chút béo của mỡ hành quyện với tóp mỡ. Kết hợp tất cả sẽ tạo nên một phần cơm tấm trọn vị, đủ đầy.
Nữ doanh nhân Trần Thị Xuân Quyên tiếp nối ngoại và mẹ giữ hương bếp, hương văn hóa ẩm thực thành phố chị yêu thương |
“Nhiều bạn bè nói nhà hàng của tôi tọa lạc tại những địa điểm sang trọng, nhưng thực tế, khi bước vào trong quán, ai cũng cảm nhận không khí và màu sắc rất riêng của Sài Gòn: gần gũi, phóng khoáng. Đây chính là thông điệp mà tôi mong chuyển tải với tư cách là một người con của nơi này. Mọi người khi đến đây dùng cơm, sẽ cảm nhận được sự ân cần trong mâm cơm của mỗi gia đình Việt Nam. Ở đó, nhiều khách đến dùng bữa có thể lựa chọn cách ăn mà mình thích và dùng bữa một cách thoải mái” - chị Xuân Quyên bày tỏ.
Giữ hương bếp Việt
Chị Quyên cho rằng cơm tấm là một trong những món ăn góp phần quảng bá cho nước mắm Việt. “Phần lớn các món ăn Việt Nam đều có nước mắm, như bún thịt nướng, bánh cuốn, cơm tấm... Nước mắm là gia vị truyền thống không thể thiếu của người Việt. Mỗi món ăn lại có công thức pha chế khác nhau, góp phần tăng hương vị cho món ăn ấy” - chị Quyên nói.
Tuy nhiên, vì có mùi vị cơ bản khá nồng, nên nước mắm khó tiếp cận với phần lớn người phương Tây. Nhiều khách Tây đến quán chị chia sẻ: “ngoại trừ cơm tấm, họ không thể ăn nước mắm trong các món ăn khác”. Cơm tấm và nước mắm là 2 thứ không thể tách rời nhau.
Theo chị Xuân Quyên, sự khác biệt mà tôi mong muốn đem đến cho khách hàng, đó là sự gần gũi của những mâm cơm gia đình, không có sự cách biệt lớn giữa người phục vụ và khách hàng.
Nét văn hóa ẩm thực đến văn hóa ứng xử với khách, với nhân viên hiền hòa, dễ chịu ấy chị học từ mẹ, từ bà mình - những người phụ nữ luôn nghĩ cho người khác, đặt mình vào người làm, thực khách để kinh doanh. “Cái tâm trong ngành này rất quan trọng, nếu không có tâm ta sẽ gây hại sức khỏe thực khách” - nữ doanh nhân chia sẻ.
“Tôi chú trọng vào xây dựng văn hóa ứng xử, là một trong những nét đẹp nổi bật của người Sài Gòn, đó là sự nhẹ nhàng, phóng khoáng mà lịch thiệp. Ở hệ thống của tôi, không có chuyện quản lý quát mắng nhân viên, hay khách hàng chửi bới người phục vụ, cũng không bao giờ có sự phân loại khách hàng để phục vụ ai tốt hơn” - chị Xuân Quyên cho biết.
Hạnh phúc bình dị của gia đình nữ doanh nhân Xuân Quyên |
Chị mong rằng, khách hàng khi đến với hệ thống của mình sẽ được thư giãn, thoải mái nhất, với cảm giác như đang thưởng thức bữa ăn tại nhà mình.
“Thỉnh thoảng, có người thân hay bạn bè tặng quà, tôi thường mang ra mời khách miễn phí, mỗi bàn ăn một phần. Khách thấy gần gũi hơn, xem đó như sự sẻ chia trong gia đình. Tâm thế của thực khách khi thưởng thức món ăn cũng quyết định thành công hay thất bại của một người kinh doanh ẩm thực, góp phần phát triển du lịch của địa phương” - nữ doanh nhân nói.
Mẹ chị Quyên - bà cụ đang ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng đã được con gái chọn làm “gương mặt thương hiệu”. Điều vui nhất của chị Quyên còn là “con trai tôi cũng yêu văn hóa ẩm thực Sài Gòn và đang xắn tay giúp mẹ gìn giữ vị bếp của ông bà”.
Chưa ăn cơm tấm chưa biết đến Sài Gòn “Thông qua ẩm thực, với sự tinh tế trong chế biến, hương vị… người ta có thể quảng bá văn hóa, tập tục và con người vùng miền, quốc gia nơi họ sinh sống. Từ đó, lưu lại ấn tượng mạnh mẽ và khó phai nhòa trong lòng du khách khi nhắc về nơi ấy. Cũng giống như khi nhắc đến Việt Nam, người ta thường nghĩ đến phở, nhưng nếu đến Sài Gòn thì không thể bỏ qua cơm tấm. Tôi vẫn nghe nhiều bạn bè nói, chưa ăn cơm tấm là chưa biết đến Sài Gòn. Doanh nhân Trần Thị Xuân Quyên |
Lưu Đình Long
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Chia sẻ bài viết: |
Phụ nữ thông minh không đánh ghen, thậm chí không cần tỏ ra ghen tuông, nhưng chồng họ vẫn biết sợ
Chiều ngả bóng, mẹ lại ra vườn, đứng ngắm luống mùi già chờ tết đến, ngóng những bước chân, tiếng nói cười rổn rảng khi con cháu trở về …
Tết đến, anh chuẩn bị vài giỏ quà. Tặng qua tặng lại để vui, để có không khí tết, và quan trọng là để thắt chặt tình thân.
Nhiều người mang sẵn định kiến về ai đó, điều gì đó, qua “kinh nghiệm”, “vốn sống”, “lời dạy của cổ nhân”.
Con trai càm ràm nho nhỏ, rằng ở quê mình có ai thiếu thốn gì mà mẹ xách cho nặng. Chỉ cần mẹ khỏe, chỉ cần tết mẹ về là đủ đầy...
“Công ăn việc làm mình vẫn có thể tìm cách khác, song cha mẹ chỉ có một. Tôi nghĩ, cần phải làm tròn đạo hiếu trước đã”.
Những ngày nắng đầu tháng Chạp là lúc mẹ tôi í ới gọi chị em vần mấy chậu đào vô nhà ủ ấm...
Sự giàu có của ba mẹ có ảnh hưởng đến nghị lực sống của con không?
Không dạy, không ép, tôi chỉ đồng hành và tạo điều kiện để con tự học từ chính cuộc sống.
C.P. Việt Nam đã có hơn ba thập kỷ phát triển mạnh mẽ và khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành thực phẩm tại Việt Nam.
Khi những khúc xuân ca vang vọng khắp hang cùng ngõ hẻm, đấy là lúc mùa xuân đã về.
Chỉ cần đàn ông biết yêu thì phụ nữ sẽ biết chiều; chỉ cần đàn ông biết chia sẻ thì người vợ sẽ luôn ân cần, chu đáo.
Việc nhập vai thám tử, âm thầm tự tìm hiểu hoặc thuê hẳn dịch vụ “điều tra” người yêu đang dần trở nên phổ biến.
Mạng xã hội không chỉ là kênh giải trí mà mùa tết này nhiều người còn bỏ túi kha khá tuyệt chiêu ăn tết tiết kiệm.
Theo chị Đỗ Thị Nam Phương, tình yêu thương có nguyên tắc và tỉnh táo của phụ huynh giúp nuôi dạy nên đứa trẻ tự tin và tự lập.
Chỉ khi mạnh mẽ, bạn mới biết yêu bản thân, để cho dù chông gai, bạn vẫn biết cách vượt qua, hướng về phía trước.
Con cái bước vào U40 thì cha mẹ vào tuổi xế chiều. Tuổi già sức yếu nhưng các ông bà thường tỏ ra mạnh khỏe để không phiền đến con...
Với cô gái trẻ rời phố về quê lập nghiệp, mái ấm gia đình luôn là điểm tựa trên hành trình phát triển của mình.