NATO không vướng bẫy của Thổ Nhĩ Kỳ

26/11/2015 - 07:20

PNO - Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga có đơn thuần là hành động vi phạm không phận? Liệu đây có phải trò gắp lửa bỏ tay người của Ankara?

Chiếc máy bay Su-24 bị bắn hạ đã khiến cả nước Nga nổi giận. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố: Sẽ trừng phạt đích đáng Thổ Nhĩ Kỳ một cách toàn diện, từ kinh tế, ngoại giao và quân sự.

Thực tế Thổ Nhĩ Kỳ có rất nhiều nguồn lợi trong việc hợp tác với người láng giềng - nước Nga. Nhưng lý do gì khiến họ chấp nhận rủi ro, thiệt hại khi tiêu diệt chiếc máy bay Su-24?

Thổ Nhĩ Kỳ cầu nối dòng chảy năng lượng Đông-Tây

Phía Ankara khẳng định Su-24 đã vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ và bị tiêu diệt theo đúng luật pháp của quốc gia này và các điều kiện của luật pháp quốc tế. Việc một máy bay nước ngoài vi phạm không phận một quốc gia và bị tiêu diệt là điều hoàn toàn đúng đắn.

Tuy nhiên, Moscow đã đưa ra bằng chứng rõ ràng về việc Su-24 chỉ hoạt động ở lãnh thổ Syria. Và cái chết của Su-24 không phải đến từ F-16 của không lực Thổ Nhĩ Kỳ mà từ đạn pháo mặt đất.

NATO khong vuong bay cua Tho Nhi Ky
Hình ảnh chiếc Su-24 của Nga bị bắn hạ.

Đến lúc này, cục diện vấn đề ngã ra làm hai hướng. Hoặc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bay vào không phận Syria để tiêu diệt Su-24, vậy đây là hành động gây chiến, là chiến tranh có chủ đích chứ không phải tự vệ chính đáng. Hướng thứ hai, phiến quân Syria (thân Thổ Nhĩ Kỳ) đã bắn hạ Su-24 bằng vũ khí phòng không của họ, và với một lý do nào đó, Ankara đứng ra nhận trách nhiệm vụ này.

Từ đó để thấy, Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ đơn thuần muốn bảo vệ không phận, mà ở đây còn có rất nhiều động cơ giấu kín.

Muốn tìm hiểu rõ động cơ này, trước hết phải nhìn lại vấn đề địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là quốc gia có vị trí địa lý giao thoa giữa châu Âu và châu Á, giữa Đông và Tây. Ai cũng đã biết, cuộc khủng hoảng Syria diễn ra do quốc gia này có vị trí địa lý đặc biệt, thêm nền chính trị thân Nga đã khiến các quốc gia vùng Vịnh không thể đặt đường ống dẫn dầu tới châu Âu.

Đó là lý do Syria rơi vào cảnh nội chiến suốt nhiều năm qua, và bây giờ trở thành căn cứ địa của IS.

NATO khong vuong bay cua Tho Nhi Ky
F-16 của không lực Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhưng thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ còn có vị trí đắc địa hơn hẳn Syria. Nhưng vì sao họ không rơi vào cảnh lầm than của người láng giềng? Bởi Ankara là bậc thầy trong nghệ thuật ngoại giao, là tiêu biểu cho sách lược 'gió chiều nào che chiều ấy". Họ đứng về phía Mỹ như một đồng minh chiến lược trong khu vực, hỗ trợ NATO trong mọi cuộc chiến ở Trung Đông. Tuy nhiên, họ vẫn sẵn sàng hợp tác với các thế lực khác nếu có lợi.

Nhìn vào câu chuyện của Ukraine năm 2014, khi đó EU trừng phạt Nga, lập tức Moscow phá bỏ dự án đường ống dẫn dầu đi qua châu Âu và chuyển thành đường ống Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu một đồng minh trung thành của NATO, của Mỹ và EU, Ankara sẽ phải cự tuyệt đề nghị hợp tác dự án "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" của Nga. Nhưng Ankara đã không làm như vậy.

Hoặc cũ hơn là câu chuyện Thổ Nhĩ Kỳ mua vũ khí phòng không là hệ thống tên lửa Hồng Kỳ của Trung Quốc, thay vì chọn hệ thống của các quốc gia trong NATO. Điều này đã khiến cả NATO nổi giận, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phớt lờ, bởi Bắc Kinh cho Ankara mua chịu, thậm chí còn chuyển giao công nghệ sản xuất.

Những câu chuyện này cho thấy rõ Thổ Nhĩ Kỳ trong mối quan hệ với đồng minh và kẻ thù của đồng minh. Và với dòng chảy năng lượng từ Trung Đông sang châu Âu, chưa một quốc gia nào kiểm soát được huyết mạch này, ngoài Thổ Nhĩ Kỳ.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cầu cứu NATO? 

Quay lại với vấn đề Su-24 bị bắn hạ. Nga đã có những động thái trừng phạt đầu tiên như đình chỉ vô thời hạn nhiều dự án lớn đang hợp tác giữa hai bên, nhiều tập đoàn du lịch Nga đã ngừng bán tour du lịch Thổ Nhĩ Kỳ... 

NATO khong vuong bay cua Tho Nhi Ky
Tổng thống Putin khẳng định sẽ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ bằng những cái giá đắt nhất. (Ảnh minh họa)

Đồng thời, vũ khí Nga đã triển khai xung quanh Thổ Nhĩ Kỳ một cách nhanh chóng, từ các chiến hạm mang tên lửa hành trình cho đến các hệ thống phòng không S-400. Moscow cũng đã hạ lệnh "bắn tất cả những gì đe dọa". Nguy cơ xung đột giữa hai bên, thậm chí là leo thang chiến tranh là rất cao.

Không phải Thổ Nhĩ Kỳ không lường được các hành động xử rắn của Nga. Nhưng họ toan tính gì khi chấp nhận liều lĩnh trong nước cờ bắn hạ Su-24?

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI