Nắng nóng đạt đỉnh, cá hồi ở Alaska chết chưa từng thấy

17/08/2019 - 14:22

PNO - Alaska (Mỹ) vừa ở trong một đợt nắng nóng chưa từng thấy vào mùa hè. Nhiệt độ tăng cao đang giết chết cá hồi với số lượng lớn.

Alaska (Mỹ) vừa ở trong một đợt nắng nóng chưa từng thấy vào mùa hè. Nhiệt độ tăng cao đang giết chết cá hồi với số lượng lớn.

Các nhà khoa học đã quan sát thấy một số lượng lớn cá hồi vùng Alaska bao gồm cá hồi đỏ, chum và cá hồi hồng chết với số lượng lớn. Bà Stephanie Quinn-Davidson, chủ nhiệm Hiệp hội cá Yukon nói với CNN rằng bà đã đưa một nhóm các nhà khoa học đi khảo sát dọc theo sông Koyokuk của Alaska vào cuối tháng 7, sau khi người dân địa phương thông báo cho cá hồi chết trên suối.

Nang nong dat dinh, ca hoi o Alaska chet chua tung thay
Bà Stephanie Quinn-Davidson, chủ nhiệm Hiệp hội cá Yukon

Trong chuyến khảo sát, bà Stephanie và các nhà khoa học đã đếm được 850 con cá hồi chết nhưng con số thực được ước tính lớn hơn gấp 4 đến 10 lần. Khi tìm kiếm nguyên nhân cá hồi chết, nhóm nhà khoa học phát hiện trên cá có các dấu hiệu tổn thương, ký sinh trùng, nhiễm trùng.

Tuy nhiên, khi mổ bụng cá, hầu như “những quả trứng chất lượng vẫn còn bên trong”. Cá chết cùng thời điểm với đợt nắng nóng cao điểm nên các nhà khoa học xác định sốc nhiệt là nguyên nhân gây ra cái chết hàng loạt. Bà Stephanie cho biết trong suốt 8 năm làm việc với vai trò của một nhà khoa học, bà chưa bao giờ chứng kiến sự việc tương tự xảy ra.

Nang nong dat dinh, ca hoi o Alaska chet chua tung thay
Cá hồi chết nhưng trứng cá bên trong vẫn còn chất lượng

Theo bà Sue Mauger, Giám đốc Tổ chức Cook Inletkeeper – Tổ chức bảo tồn nước và sinh thái có trụ sở ở Homer, Alaska cho biết nhiệt độ nước tăng lên nhanh chóng. Sau khi theo dõi nhiệt độ dòng chảy tại một địa điểm nằm ở Anchorage, thành phố phía nam tiểu bang Alaska từ năm 2002, họ chưa bao giờ ghi lại nhiệt độ 76 độ F (khoảng 24,4 độ C).

Vào ngày 7/7, nhiệt độ của địa điểm nằm ở phía tây vịnh Cook Inlet đạt 81,7 độ F (khoảng 27,6 độ C). Bà Sue Mauger cho biết theo một nghiên cứu được tổ chức công bố vào năm 2016, những chuyển biến xấu của thời tiết sẽ đẩy mức nhiệt tại các dòng suối của Alaska tăng lên. “Nhiệt độ hiện tại của năm 2019 là mức nhiệt xấu nhất mà chúng tôi dự tính sẽ xảy ra trong năm 2069”, bà Sue Mauger nói thêm. Ngoài khu vực vịnh Cook Inlet, cá hồi vẫn đang chết trước kỳ sinh sản ở một số nơi khác trong tiểu bang.

Nang nong dat dinh, ca hoi o Alaska chet chua tung thay
Các nhà khoa học lo ngại về môi trường sống của cá hồi khi thời tiết thay đổi theo chiều hướng xấu

Theo CNN, cá hồi đang bị đe doạ bởi nhiều nguyên nhân. Việc đánh bắt quá mức cá hồi ở phía tây nam Canada và tây bắc Washington đang ở mức báo động. Quần thể cá voi Orca đang giảm dần trong những thập kỷ qua vì cá hồi – món ăn khoái khẩu của chúng không còn nhiều.

Tuần trước, Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ đã thông báo với cá nhà khoa học rằng họ sẽ không phản đối một dự án khai thác cá hồi ở Alaska trong thời gian tới, mặc dù hành động này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nghề đánh bắt cá hồi hoang quý nhất thế giới đã tồn tại ở địa phương từ xưa đến nay. Thông báo được đưa ra sau khi Tổng thống Trump gặp Thống đốc Mike Dunleavy (Thống đốc thứ 12) của Alaska.

Tại vịnh Bristol của Alaska, nghề đánh bắt cá hồi đỏ có quy mô lớn nhất thế giới. Năm 2016, sau hơn 10 năm khai thác thương mai, người dân tại vịnh Bristol đã kỷ niệm con cá hồi thứ 2 tỷ được người dân đánh bắt. Tại đây, việc khai thác cá hồi đều được giám sát nghiêm ngặt vì chính quyền cho biết cá hồi là nguồn nuôi sống người dân Alaska hàng ngàn năm qua.

Minh Tú (Theo CNN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI