Nan giải việc chăm sóc bệnh nhân cao tuổi ở nhà

23/04/2024 - 06:00

PNO - Ông N.V.N. - 74 tuổi, ở tỉnh Bình Dương - bị nhồi máu cơ tim vì sau khi đặt stent đã tự ngưng uống thuốc khi ở nhà. Những trường hợp như ông không hề hiếm, cho thấy vấn đề nan giải trong việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi khi dân số Việt Nam đang ở giai đoạn già hóa.

Gặp nguy hiểm vì tự ý ngưng uống thuốc

Chiều 14/4, ông N.V.N. được chuyển đến Bệnh viện Thống Nhất cấp cứu vì bị nhồi máu cơ tim. Vào đầu tháng Hai, ông N. đã được đặt stent mạch vành tại bệnh viện này do hẹp mạch vành. Bên cạnh đó, ông N. còn bị tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu. Sau khi đặt stent, bệnh nhân xuất viện, bác sĩ điều trị đã dặn dò người nhà kỹ lưỡng. Cụ thể, ông N. phải uống thuốc chống đông máu và thuốc huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu đều đặn mỗi ngày theo toa để kiểm soát tốt bệnh nền mạn tính cũng như duy trì hiệu quả điều trị bệnh lý tim mạch. Nếu bệnh nhân tự ý ngưng thuốc có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tân - Trưởng khoa Tim mạch cấp cứu can thiệp Bệnh viện Thống Nhất - thăm hỏi một bệnh nhân cao tuổi được đặt stent
Bác sĩ Nguyễn Văn Tân - Trưởng khoa Tim mạch cấp cứu can thiệp Bệnh viện Thống Nhất - thăm hỏi một bệnh nhân cao tuổi được đặt stent

Vợ chồng ông N. không sống cùng con cái. Mỗi ngày, các con chỉ có thể gọi điện nhắc nhở cha uống thuốc. Uống thuốc được vài ngày, ông N. cảm thấy việc phân chia thuốc quá phức tạp. Hơn nữa, ông nghĩ rằng mình đã khỏe sau khi đặt stent nên tự ý không uống thuốc theo lời dặn của bác sĩ. Cho tới khi ông bị nhồi máu cơ tim, phải nhập viện thì gia đình mới biết ông tự ý bỏ thuốc. Để cứu tính mạng bệnh nhân, các bác sĩ đã phải đặt lại stent lần thứ hai cho ông. May mắn, ông N. đã qua cơn nguy kịch.

Cách đây không lâu, Khoa Tim mạch cấp cứu can thiệp Bệnh viện Thống Nhất tiếp nhận cụ ông P.V.B. - 78 tuổi, ở tỉnh Đồng Nai - trong trạng thái ngưng tim. Trước đó vài tháng, bệnh nhân đã được đặt stent do hẹp mạch vành. Tuy nhiên, khi về nhà, bệnh nhân đã tự ngưng uống thuốc nên dẫn tới tình trạng tắc stent. Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng cấp cứu, nhồi tim nhưng bệnh nhân không thể qua khỏi.

Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Tân - Trưởng khoa Tim mạch cấp cứu can thiệp của bệnh viện - cho biết: chăm sóc điều trị cho bệnh nhân cao tuổi ở giai đoạn cấp tính tại bệnh viện không quá khó nhưng việc quản lý sức khỏe sau khi bệnh nhân xuất viện mới là điều gian nan. Lúc này, họ phụ thuộc rất nhiều vào người chăm sóc. Thế nhưng vì hoàn cảnh nên không phải người cao tuổi nào cũng ở chung với con cái. Thậm chí, có trường hợp trước khi xuất viện, bác sĩ đã tư vấn kỹ cách theo dõi, chăm sóc cho con của bệnh nhân nhưng về nhà, bệnh nhân lại sống cùng người con khác. Không ít trường hợp khuyến cáo, hướng dẫn của nhân viên y tế bị bệnh nhân và người nhà hiểu chưa thấu đáo, hiểu sai nên thực hiện không đúng.

Cần giải pháp chăm sóc sức khoẻ cụ thể

Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Đình Thanh - Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất - nhận định: Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số và là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Hiện tỉ lệ dân số già của chúng ta đang chiếm khoảng 15%. Khi con số này đạt 20% thì chúng ta bước sang giai đoạn dân số già. Chính vì thế, cần có những chiến lược cấp bách để người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe toàn diện. Trên thực tế, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi vẫn còn gặp rất nhiều bất cập.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tân cho rằng muốn đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi thì ngành y tế nói riêng và xã hội nói chung cần phải có những giải pháp cụ thể. Ở nước ngoài, có những trung tâm đào tạo người chăm sóc cho bệnh nhân cao tuổi. Chúng ta cũng cần sớm phát triển các trung tâm như vậy. Trước mắt, với vị trí là trung tâm điều trị lão khoa lớn nhất cả nước, Bệnh viện Thống Nhất cũng đã có những giải pháp riêng. Chẳng hạn, tại Khoa Tim mạch cấp cứu can thiệp vào mỗi chiều thứ Năm hằng tuần đều tổ chức buổi sinh hoạt câu lạc bộ cho người nuôi bệnh. Mục đích nhằm hướng dẫn cho người nhà cáchCần chăm sóc cả sức khỏe lẫn tinh thần.

Bác sĩ Lê Đình Thanh nhấn mạnh về 3 mục tiêu quan trọng được ví như đỉnh của tam giác lão khoa, nếu muốn người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe toàn diện thì không chỉ ngành y tế mà gia đình và xã hội cần hướng tới. Thứ nhất, bệnh nhân cao tuổi cần sống trong tình yêu thương của gia đình và không bị tách khỏi cộng đồng. Thứ hai, khi bị bệnh, họ cần được điều trị đúng chuyên khoa lão để được đánh giá và đưa ra các giải pháp can thiệp toàn diện. Cuối cùng là người cao tuổi sau khi điều trị tại bệnh viện cần được tiếp tục can thiệp ở các trung tâm phục hồi chức năng. Tại đây, họ sẽ được tập vật lý trị liệu, lao động trị liệu, hội họa trị liệu và tâm lý trị liệu… Từ đó, giúp người cao tuổi hồi phục các chức năng một cách tốt nhất.

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi không chỉ ở điều trị bệnh mà còn phải quan tâm cả về mặt tinh thần. Người cao tuổi cần được tôn trọng và tạo cơ hội truyền đạt kinh nghiệm của mình cho các thế hệ sau… theo dõi và chăm sóc bệnh nhân.

Từ ngày 10/4, Bệnh viện Thống Nhất chính thức đưa Viện Nghiên cứu ứng dụng khoa học sức khỏe và lão hóa vào hoạt động. Nhiệm vụ quan trọng nhất của viện là nghiên cứu nguyên nhân lão hóa, cách làm chậm quá trình lão hóa. Viện sẽ dùng nguồn dữ liệu bệnh nhân lão khoa của Bệnh viện Thống Nhất để khái quát mô hình bệnh tật người cao tuổi Việt Nam.

Có các chiến lược điều trị dự phòng cho người cao tuổi, hỗ trợ họ vượt qua được suy yếu và bệnh tật một cách nhẹ nhàng hơn. Hiện, bệnh viện có tỉ lệ người cao tuổi khám chữa bệnh chiếm trên 70%. Đây là nơi thành lập bộ môn lão khoa đầu tiên ở cả nước, đào tạo rất nhiều bác sĩ sau đại học về điều trị cho người cao tuổi.

Cần chăm sóc cả sức khỏe lẫn tinh thần

Bác sĩ Lê Đình Thanh nhấn mạnh về 3 mục tiêu quan trọng được ví như đỉnh của tam giác lão khoa, nếu muốn người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe toàn diện thì không chỉ ngành y tế mà gia đình và xã hội cần hướng tới. Thứ nhất, bệnh nhân cao tuổi cần sống trong tình yêu thương của gia đình và không bị tách khỏi cộng đồng. Thứ hai, khi bị bệnh, họ cần được điều trị đúng chuyên khoa lão để được đánh giá và đưa ra các giải pháp can thiệp toàn diện.

Cuối cùng là người cao tuổi sau khi điều trị tại bệnh viện cần được tiếp tục can thiệp ở các trung tâm phục hồi chức năng. Tại đây, họ sẽ được tập vật lý trị liệu, lao động trị liệu, hội họa trị liệu và tâm lý trị liệu… Từ đó, giúp người cao tuổi hồi phục các chức năng một cách tốt nhất.

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi không chỉ ở điều trị bệnh mà còn phải quan tâm cả về mặt tinh thần. Người cao tuổi cần được tôn trọng và tạo cơ hội truyền đạt kinh nghiệm của mình cho các thế hệ sau…

Thanh Huyền

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI