Nạn đói, dịch bệnh đe dọa châu Phi trong năm 2023

26/12/2022 - 14:23

PNO - Thảm họa thời tiết do biến đổi khí hậu ở hàng chục quốc gia châu Phi đang đe dọa sự phát triển về thể chất và tinh thần của cả một thế hệ. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình trạng này ​​sẽ còn tồi tệ hơn vào năm tới.

 

Ali Abdullahi Mohamed, cậu bé 27 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng nặng, được y tá khám để điều trị tại Bệnh viện Phụ sản và Nhi đồng Banadir ở Mogadishu, Somalia, vào ngày 1 tháng 6 năm 2022. Bốn mùa mưa kém liên tiếp đã khiến hàng triệu người phải chịu hạn hán. người dân ở Kenya, Somalia và Ethiopia đang phải đối mặt với nạn đói. (Ed RamAFP/Getty Images/TNS))
Bé Ali Abdullahi Mohamed (27 tháng tuổi) bị suy dinh dưỡng nặng, được khám để điều trị tại Bệnh viện Phụ sản và Nhi đồng Banadir ở Mogadishu, Somalia, vào ngày 1/6/2022

Việc 4 năm liên tiếp không có mùa mưa đã khiến hàng triệu người ở Kenya, Somalia và Ethiopia phải đối mặt với nạn đói

Hạn hán tồi tệ nhất trong 4 thập kỷ qua ở vùng Sừng châu Phi ở và lũ lụt, thiếu nước ở khu vực của Tây Phi đã khiến 76 triệu người nơi đây mất an ninh lương thực. Người dân Somalia đang trên bờ vực của nạn đói.

Anil Soni - Giám đốc điều hành của WHO - cho biết, các thảm họa trầm trọng hơn do xung đột đang dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và gây ra dịch bệnh khi mọi người di cư để tìm nước và thực phẩm. Ngoài ra, các hệ thống y tế bị quá tải phải vật lộn để ứng phó với dịch bệnh đang hoành hành.

WHO cho biết cần đến 200 triệu USD để giải quyết tình trạng này nhưng cho đến nay mới huy động được chưa đến một nửa.

Theo Anil Soni, nạn đói và xung đột sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em các thế hệ mai sau. "Chúng ta cần hành động nhanh hơn để ngăn chặn nguy cơ hàng triệu người phải chết đói" - Anil Soni nói.

15 triệu người ở khu vực Sahel và Sừng châu Phi đã phải di dời do thiên tai và xung đột. Nigeria, Burkina Faso, Ethiopia, Somalia, Sudan và Nam Sudan là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Hiện dịch tả đang bùng phát ở 7 quốc gia trên khắp 2 khu vực này và bệnh sởi bùng phát ở 8 quốc gia. 6 nước khác đang phải vật lộn với sự bùng phát của bệnh sốt vàng da, nhiều trường hợp mắc bệnh viêm gan E do nước uống bị ô nhiễm, nhiều ca sốt xuất huyết, bệnh than và viêm màng não.

Ở Mali và Niger, tỉ lệ những người bị suy dinh dưỡng cao hơn 60% so với năm 2018. Khoảng 1,4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đang bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

“Không có lý do gì để tin rằng, vào năm tới, thời tiết sẽ tốt hơn năm nay. Những gì bạn đang thấy là mọi thứ trở nên tồi tệ hơn qua từng năm" - Soni nói thêm.

WHO đã làm việc với Chương trình Lương thực thế giới và các tổ chức khác ở 2 khu vực nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng sức khỏe đi kèm với nạn đói và di cư hàng loạt. Tuy nhiên, tình trạng cướp bóc ở phía đông bắc Nigeria đang làm ảnh hưởng đến các nỗ lực cứu trợ của họ.

"An ninh ngày càng xấu đi khiến tình hình ở khu vực Sahelian ngày càng thêm nghiêm trọng. Chúng tôi gặp khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột. Ngoài ra, chúng tôi còn phải đối mặt với các cuộc tấn công nhắm vào nhân viên y tế và cơ sở hạ tầng" - đại diện tổ chức này cho biết.

Trọng Trí (theo Bloomberg)

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI