Namibia báo động nạn vứt bỏ trẻ sơ sinh

07/04/2013 - 16:00

PNO - PNO – Tình trạng vứt bỏ trẻ em - bỏ lại trẻ sơ sinh ở các nơi vắng người – đang gia tăng đến mức đáng báo động ở Namibia. Báo cáo tháng 1/2013 của Cục Báo chí Namibia cho biết mỗi tháng bình quân có 40 trẻ sơ sinh và bào thai bị...

Namibia bao dong nan vut bo tre so sinh

Trẻ em Namibia - Ảnh: CNN

Một số người chỉ trích con số trên và nói rằng nó không thể được xác nhận. Tuy nhiên, theo báo cáo năm 2010 của UNICEF về trẻ em và thanh thiếu niên ở Namibia, "mỗi tháng người ta phát hiện 13 trẻ sơ sinh chết trong các hệ thống cống rãnh ở thành phố Windhoek". Không có số liệu cho các địa phương khác trong nước.

Trong khi hành động bỏ rơi một trẻ sơ sinh luôn bị coi là nhẫn tâm và độc ác, các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng việc vứt bỏ trẻ em là kết quả cuối cùng của các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến các bà mẹ trẻ, những người cảm thấy tuyệt vọng vì không có sự lựa chọn khác.

Namibia bao dong nan vut bo tre so sinh

Namibia bao dong nan vut bo tre so sinh

Nhân viên cảnh sát đang xử lý xác các hài nhi bị vứt bỏ - Ảnh: Namibia Sun

"Điều đó thực sự là một hiện trạng bi thảm ở Namibia," Phil ya Nangoloh, người đứng đầu Hiệp hội Quốc gia về Nhân quyền (NAMRIGHTS) có trụ sở tại Windhoek cho biết. Ông cũng nói rằng, nếu có số liệu về các đô thị khác ở Namibia thì con số trên sẽ cao hơn nhiều.

"Các nguyên nhân đẩy người mẹ đến hành động vứt con bao gồm tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng ở Namibia, nghèo đói và thực tế rằng phá thai là bất hợp pháp ở nước này, ngoại trừ hai trường hợp - khi cuộc sống của người mẹ bị đe dọa và có thai do bị hiếp dâm”, ông ya Nangoloh cho biết.

Tổ chức của ông - NAMRIGHTS - đang cùng với Bộ Bình đẳng giới và phúc lợi trẻ em của Namibia phối hợp để giáo dục phụ nữ.

Nhưng ông ya Nangoloh cũng nói chính phủ cần phải làm nhiều hơn để trực tiếp giải quyết vấn đề này. Ông nói thêm rằng các tổ chức nhân quyền không làm được gì nhiều ngoài khuyến khích phụ nữ tìm kiếm sự giúp đỡ thông qua các chương trình giáo dục tại các bệnh viện hoặc liên hệ với sở cảnh sát để nhờ giúp đỡ.

Thiếu nguồn lực là một trở ngại lớn cản trở phụ nữ trẻ và trẻ em gái được chăm sóc trước khi sinh con. Ông ya Nangoloh chỉ ra rằng, nguồn lực chính là chìa khóa giúp đỡ các bà mẹ trẻ chấm dứt hành động tuyệt vọng của mình.

THANH HIỀN (Theo VOA)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI