Nam sinh tật nguyền hơn chục năm 'trồng cây chuối' đến trường theo đuổi giấc mơ

27/08/2017 - 08:36

PNO - Đôi chân teo tóp không còn đi lại được, nhưng từ nhiều năm qua, Mậu vẫn quyết tâm tới trường bằng chính đôi tay gầy guộc của mình để theo đuổi giấc mơ con chữ.

Nam sinh tat nguyen hon chuc nam 'trong cay chuoi' den truong theo duoi giac mo
Sinh ra ở vùng đất từng được xem là điểm nóng về ma túy ở miền tây xứ Nghệ, từ khi mới lọt lòng, đôi chân của em Lương Văn Mậu (18 tuổi, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) cứ co quắp lại và dính sát vào phần bụng, không co duỗi được. Lên 6 tuổi, bố mẹ Mậu bị “cơn lốc” ma túy cuốn vào vòng lao lý, hai anh em phải về ở với bà ngoại năm nay đã ngoài 70.
Nam sinh tat nguyen hon chuc nam 'trong cay chuoi' den truong theo duoi giac mo
Mậu kể, những ngày đầu theo bạn tới trường học cũng là những ngày gian khó và “đầy nước mắt” bởi cậu phải dốc ngược người, đi bằng hai tay trên cung đường lởm chởm sỏi đá. “Cứ trở trời là chân em lại đau nhức không chịu được nên lúc đầu em cũng chỉ có ý định đi học để gặp bạn bè cho vui, biết thêm con chữ. Nhưng rồi thấy bố mẹ lần lượt vào tù, nguyên nhân từ cái nghèo và thiếu hiểu biết pháp luật nên em quyết tâm đi học để thay đổi số phận mình”, Mậu chia sẻ.
Nam sinh tat nguyen hon chuc nam 'trong cay chuoi' den truong theo duoi giac mo
Đường đến lớp không xa nhưng trường lại nằm lưng chừng sườn núi, đường dốc đứng nên việc leo lên, xuống rất gian nan. Thấu hiểu được hoàn cảnh này, cậu bạn cùng bản đã tình nguyện cõng Mậu tới trường trong những năm học tiêu học. Nhưng rồi cậu bạn này cũng bỏ ngang học hành để đi làm rẫy, từ đó, Mậu phải tự bò đến trường trên con đường gồ ghề và lởm chởm đất đá bằng… đôi tay và đầu gối. Gặp những đoạn đường dốc, cậu phải sử dụng đôi tay gầy gò của mình trồng “cây chuối”, dốc ngược người lên để di chuyển.
Nam sinh tat nguyen hon chuc nam 'trong cay chuoi' den truong theo duoi giac mo
Lên lớp 10, con đường đến trường đỡ vất vả hơn khi được một nhà hảo tâm tặng cho chiếc xe lăn. Đôi bàn tay đỡ bị chai sạn khi không còn phải bò đến trường mỗi ngày như trước. Cũng từ đây, cậu phải rời xa gia đình, đi ở trọ cách nhà hơn 20km để tiếp tục giấc mơ của mình. Hoàn cảnh gia đình không cho phép, từ việc chăm sóc bản thân đến việc học hành Mậu đều phải lên lịch, quán xuyến và tiết kiệm các khoản chi tiêu.
Nam sinh tat nguyen hon chuc nam 'trong cay chuoi' den truong theo duoi giac mo
Được tuyển thẳng vào ngành Điện dân dụng của Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Việt Đức, Mậu cho biết vốn ấp ủ giấc mơ trở thành một kỹ sư công nghệ thông tin trong tương lai. Nhưng rồi qua tìm hiểu thực tế, cậu quyết định vào học ngành điện dân dụng để sau này trở về quê “hành nghề”, phù hợp với điều kiện ở vùng quê miền núi. “Em nghĩ nghề điện dân dụng sẽ phù hơn với bản thân và thực tế hơn nên chọn vào học”, Mậu nói.
Nam sinh tat nguyen hon chuc nam 'trong cay chuoi' den truong theo duoi giac mo
Được nhà trường miễn toàn bộ học phí 3 năm học, cùng tiền ở ký túc xã và tạo nhiều điều kiện trong học tập, nhưng nam sinh này vẫn không giấu nỗi lo lắng với khoản chi phí cho việc ăn uống...trong những năm học tới chưa biết xoay xở đâu ra. “Được trường miễn phí tiền ở ký túc nhưng mỗi tháng em vẫn phải tốn thêm 1 triệu tiền ăn, bố mẹ thì đang phải ở tù, còn ông bà đã già rồi không biết có thể xoay xở được không. Nhiều lúc muốn kiếm thêm việc gì làm thêm để phụ gia đình như bao bạn bè khác nhưng bản thân thế này thì em cũng chịu”, Mậu nghẹn ngào nói.
Nam sinh tat nguyen hon chuc nam 'trong cay chuoi' den truong theo duoi giac mo
Thương Mậu, cậu bạn học cùng lớp quyết định tình nguyện làm đôi chân, đẩy xe đưa đón cậu tới lớp học mỗi ngày dù bản thân cũng đi lại không được vững.

Thành Trung

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI