Năm lý do giúp Tổng thống Pháp Macron đánh bại Marine Le Pen

08/05/2017 - 07:15

PNO - Emmanuel Macron đã gây ra một trận địa chấn chính trị trên chính trường Pháp hôm 7/5, khi đánh bại bà Marine Le Pen với tỷ lệ phiếu áp đảo, trở thành tổng thống trẻ nhất lịch sử Pháp.

Một năm trước, ông Macron là thành viên chính phủ của một trong những vị tổng thống Pháp không được ưa chuộng nhất trong lịch sử.

Năm nay, ở tuổi 39, ông đã đánh bại 10 ứng cử viên của các đảng phái chính thống cũng như cực hữu, mang lại sự thở phào cho cả châu Âu cũng như hàng triệu người nhập cư tại châu lục này.

Theo các nhà phân tích, ông Macron giành thắng lợi lịch sử nhờ 5 lý do.

Nam ly do giup Tong thong Phap Macron danh bai Marine Le Pen
Tại sao một ứng cử viên 39 tuổi với một đảng mới thành lập có thể trở thành Tổng thống Pháp? - Ảnh: AFP

Ông ấy may mắn

Không có nghi ngờ gì về điều này, ông Macron được mang đến chiến thắng một phần nhờ những cơn gió may mắn.

Một vụ bê bối lạm dung công quỹ đã “giúp” Macron loại bỏ được người đang dẫn đầu trong số 11 ứng cử viên bầu cử tổng thống Pháp – cựu thủ tướng François Fillon thuộc phe trung hữu. Tiếp theo, ứng cử viên Benoît Hamon, người thuộc cánh tả của đảng Xã hội, bị các cử tri truyền thống loại từ vòng 1.

Marc-Olivier Padis, chuyên gia của tổ chức tư vấn Terra Nova ở Paris, khẳng định: "Ông ấy (Macron) rất may mắn, bởi vì ông ấy gặp phải một hoàn cảnh hoàn toàn bất ngờ”.

Ông là người khôn ngoan

May mắn không là tất cả những gì giúp Macron chiến thắng ngày 7/5.

Ông Macron có thể ứng cử cho đảng Xã hội Pháp, nhưng ông nhận ra sau nhiều năm cầm quyền đảng này không còn được công chúng ủng hộ, tiếng nói của đảng sẽ luôn luôn gặp khó khăn.

Ông Padis nói: "Ông ấy (Macron) có thể đoán trước rằng có một cơ hội khi không ai có được.

Nam ly do giup Tong thong Phap Macron danh bai Marine Le Pen
Ứng cử viên François Fillon ngã ngựa từ vòng một “giúp” cho ông Macron giành chiến thắng - Ảnh: Reuters

Thay vào đó, ông Macron đã quan sát các phong trào chính trị nổi lên ở những nơi khác ở Châu Âu - Podemos ở Tây Ban Nha, Phong trào Năm Sao ở Italy, và thấy rằng ở Pháp không có lực lượng chính trị “có thể quyết định cuộc chơi” như vậy.

Tháng 4/ 2016, ông thành lập phong trào "En Marche!" (Tiến bước) dựa vào sức mạnh con người và bốn tháng sau đó, ông rời bỏ chính phủ của Tổng thống François Hollande.

Ông mang lại sự mới mẻ cho nước Pháp

Nhà báo Pháp Emily Schultheis nói rằng sau khi thành lập En Marche!, ông Macron đã tham khảo cách vận động tranh cử của ứng cử viên tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2008.

Nhiệm vụ chính đầu tiên của ông là Grande Marche (Cuộc diễu hành lớn), khi ông huy động hàng ngũ những nhà hoạt động đầy nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm của En Marche!.

Nam ly do giup Tong thong Phap Macron danh bai Marine Le Pen
Quần chúng Pháp ủng hộ những quan điểm tích cực của ông Macron - Ảnh: AFP/Getty Images

Nhà báo Schultheis nói: "Chiến dịch vận động tranh cử của ông Macron sử dụng các thuật toán từ một công ty chính trị mà họ làm việc – những người tình nguyện cho chiến dịch của Obama năm 2008 - để xác định các quận và khu vực mang tính đại diện nhất cho cả nước Pháp”.

"Họ đã cử người đi gõ 300.000 cánh cửa."

Các tình nguyện viên không chỉ phát tờ rơi thông tin, họ đã thực hiện 25.000 cuộc phỏng vấn sâu khoảng 15 phút với cử tri trên cả nước.

Thông tin đó đã được nhập vào một cơ sở dữ liệu lớn giúp hoạch định các ưu tiên và chính sách tranh cử.

Ông có một thông điệp tích cực

Nhân cách chính trị của ông Macron vốn có những mâu thuẫn.

Ông là người được Tổng thống Hollande bảo trợ và sau đó làm bộ trưởng kinh tế, một cựu chủ tịch ngân hàng lãnh đạo một phong trào cơ sở, một người ôn hòa có chương trình cấp tiến nhằm cắt giảm khu vực công.

Nhưng tất cả những thứ đó giúp ông Macron trở thành “một viên đạn hoàn hảo” để bắn hạ bà Marine Le Pen trong vòng 2 bầu cử tổng thống Pháp.

Nam ly do giup Tong thong Phap Macron danh bai Marine Le Pen
Ông Macron là người đưa đến những cái mới trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp - Ảnh: Getty Images

Ông đứng lên chống lại phe cực hữu

Ngược lại với giọng điệu lạc quan của ông Macron, thông điệp của Marine Le Pen nhìn chung khá “tiêu cực”: chống nhập cư, chống EU, chống hệ thống.

Các cuộc vận động tranh cử của thủ lĩnh phe cực hữu thường bị người biểu tình ném chai lọ và có mặt cảnh sát giữ trật tự.

Nhiều người lo ngại trước viễn cảnh có một vị tổng thống có tiềm năng mất ổn định, gây chia rẽ như bà Le Pen.

Việt Hưng (Theo BBC, AFP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI