Năm học 2013 - 2014 Chú trọng phát triển năng khiếu cho HS

08/09/2013 - 08:10

PNO - PN - Sau nhiều lần trì hoãn, năm học 2013-2014, các trường học ở TP.HCM sẽ áp dụng mức học phí (HP) mới. “Việc điều chỉnh HP nhằm tạo điều kiện cho các trường hoạt động tốt hơn, góp phần giáo dục toàn diện học sinh (HS)”,...

edf40wrjww2tblPage:Content

Nam hoc 2013 - 2014 Chu trong phat trien nang khieu cho HSPV: Từ năm học 2013-2014, HP các cấp (trừ bậc tiểu học) tại TP.HCM sẽ tăng từ hai đến sáu lần. Nguồn thu từ HP sẽ sử dụng như thế nào, thưa ông?

- Ông Lê Hồng Sơn: Ngân sách chi cho GD-ĐT hiện chiếm trên 26% ngân sách chi thường xuyên hàng năm của TP. TP luôn quan tâm đầu tư năm sau là cao hơn năm trước. Tuy nhiên, phần lớn dành chi cho con người (hơn 80%) nên còn hạn chế phần chi hoạt động và cơ sở vật chất. Mặt khác, từ năm 1998 đến nay, Nhà nước đã bảy lần nâng mức lương tối thiểu từ 290.000đ/người/tháng lên 1.050.000đ/người/tháng, dẫn đến sự lạc hậu của mức thu HP hiện nay, càng làm khó khăn hơn cho hoạt động của nhà trường.

Từ năm 2004, khi thực hiện chế độ lương mới, các trường phải trích 40% tổng thu HP để phục vụ cải cách tiền lương. Với mức thu HP thấp, lại phải trích HP chi lương nên kinh phí dành cho hỗ trợ giảng dạy của các cơ sở giáo dục và đào tạo không đáp ứng được yêu cầu, không đủ để các trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: tổ chức ngoại khóa, tham quan hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống, tổ chức các hoạt động giáo dục văn - thể - mỹ… Việc điều chỉnh HP nhằm mục đích tạo điều kiện cho các nhà trường tổ chức tốt các hoạt động giáo dục bên cạnh hoạt động giảng dạy trên lớp, góp phần giáo dục toàn diện cho HS chứ không phải để tăng thu nhập cho giáo viên.

* Như ông đã nói, mức HP mới tạo điều kiện cho nhà trường giáo dục toàn diện HS, vậy có thể hy vọng áp lực học hành sẽ được giảm bớt? Cụ thể, ngành giáo dục có chỉ đạo gì để giảm áp lực cho HS?

- Trong năm học này, Sở GD-ĐT tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo giảm tải chương trình của Bộ GD-ĐT. Ngoài ra, đối với TP, Sở đã chọn chủ đề năm học là Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy - phát triển năng khiếu và phẩm chất HS với nội dung chính là chú trọng hướng dẫn HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu thay cho việc dạy học nhồi nhét kiến thức; tăng cường tổ chức cho HS học tập, nghiên cứu, làm việc theo nhóm; khuyến khích, hướng dẫn và tạo điều kiện để các em nghiên cứu khoa học, vận dụng các kiến thức đã học ứng dụng trong thực tế. Người thầy chú trọng bồi dưỡng, định hướng để phát triển năng khiếu cho HS trên các lĩnh vực khoa học lẫn thể dục thể thao, nghệ thuật.

Nam hoc 2013 - 2014 Chu trong phat trien nang khieu cho HS

Nam hoc 2013 - 2014 Chu trong phat trien nang khieu cho HS

* Năm nay “heo vàng” vào lớp 1, nhiều quận huyện phải xóa bán trú vì thiếu trường lớp. Ngành giáo dục TP có dự báo được những tình huống sắp tới kiểu như “chuột vàng”, để tham mưu xây dựng, sửa chữa trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập, trong đó có nhu cầu học hai buổi, bán trú...?

- Trong năm học mới này, TP.HCM đưa vào sử dụng mới 2.875 phòng học với kinh phí 1.551 tỷ đồng; 700 phòng học chức năng và đầu tư 735 tỷ đồng cho trang thiết bị giảng dạy và học tập. Sở GD-ĐT đã tham mưu UBND TP trong thời gian tới sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết 10 năm triển khai thực hiện Quyết định số 02/2003/QĐ-UBND của UBND TP về Quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn. Hội nghị sẽ đánh giá lại những kết quả đã đạt được, từ đó sẽ có kiến nghị điều chỉnh quy hoạch nhằm phấn đấu đến năm 2020 sẽ có bình quân một phòng học/30 người dân TP trong độ tuổi đi học (kể cả không có hộ khẩu).

* Xin cám ơn ông.

Minh Nhật - Tiêu Hà (thực hiện) 

TP. Hồ Chí Minh:

Rà soát, thống kê đối tượng HS có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ trong năm học mới

UBND TP vừa yêu cầu UBND các quận/huyện cùng với các đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện rà soát, thống kê đối tượng HS hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ vay vốn kịp thời trong năm học mới, không để cho HS, sinh viên (SV) phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí trong năm học 2013-2014. Cụ thể, các đơn vị cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi về chính sách tín dụng ưu đãi của chính phủ đối với HS-SV. Đối tượng vay vốn bao gồm HS -SV là thành viên hộ nghèo, cận nghèo; HS-SV có gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất về tài chính; HS-SV mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc mồ côi cha/mẹ nhưng người còn lại mất sức lao động…

Triển khai đại trà Bàn tay nặn bột ở các trường tiểu học

Năm học mới 2013-2014, các trường tiểu học ở TP.HCM sẽ triển khai đại trà phương pháp Bàn tay nặn bột, phải trang bị đầy đủ dụng cụ, vật liệu làm thí nghiệm để HS được thực hành thí nghiệm theo nhóm. Các giáo viên sẽ tổ chức cho HS được thực hành, thí nghiệm giúp các em tự trả lời câu hỏi đã nêu ra, từ đó giúp các em hình thành kiến thức mới. Giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài hoặc tiết trong sách giáo khoa. Bàn tay nặn bột (có nguồn gốc từ Pháp) là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm, nghiên cứu, áp dụng giảng dạy cho các môn học tự nhiên. Thông qua các thí nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu, chính HS sẽ tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống.

Hoài Thương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI