Năm Đinh Dậu cúng thịt gà có 'rước họa vào thân'?

26/01/2017 - 19:04

PNO - Có nhiều quan điểm cho rằng năm Dậu nên cúng gà cho đúng cách, bài bản, nhưng cũng có nhiều ý kiến phải kiêng cúng gà.

Vì sao cúng gà vào đêm Giao thừa?

Từ lâu, người Việt quan niệm rằng, Giao thừa là thời điểm trời đất tối tăm nhất nên dùng gà trống để cúng với mong muốn “gọi mặt trời”. Do đó, nhà nhà bảo nhau cúng gà trống để chú gà sẽ đánh thức mặt trời, mang lại ánh sáng đầy đủ cho cả năm.

Nam Dinh Dau cung thit ga co 'ruoc hoa vao than'?
 

Ngoài ra, dân gian có quan niệm, mỗi ngày trong 8 ngày đầu năm mới sẽ thuộc về một loài vật. Gà thuộc ngày Mồng 1 Tết nên cỗ cúng không thể không có gà. Đặc biệt, khi cúng gà, gia chủ nhất thiết phải gắn một bông hoa hồng ở mỏ. Đó là biểu tượng hình ảnh gà trống cất tiếng gáy gọi mặt trời của ngày đầu tiên, báo hiệu năm mới đã đến.

Nam Dinh Dau cung thit ga co 'ruoc hoa vao than'?
 

Theo quan niệm dân gian, gà trống hội tụ đủ 5 đức tính mẫu mực của một con người mà đặc biệt là người đàn ông cần có. Họ cúng gà trống là cầu mong con cháu sau này được hưởng những đức tính đó.

Nam Dinh Dau cung thit ga co 'ruoc hoa vao than'?
 


1.Võ: cựa gà trống là vũ khí, biểu tượng cho võ.

2.Văn: con gà trống có mào ở trên đỉnh đầu và hai cái mào ở dưới nhìn như mũ cánh chuồn của ông tiến sĩ ,biểu tượng cho văn.

3.Dũng: con gà trống chuồng luôn sẵn sàng đánh nhau để bảo vệ đàn của mình và sẵn sàng chí tử, biểu tượng cho dũng khí.

4.Nhân: con gà trống đầu đàn mỗi khi được cho ăn luôn gọi bầy đến rồi mới thủng thẳng ăn cùng mà không bao giờ ăn một mình, biểu tượng cho nhân.

5.Tín: con gà trống luôn gáy đúng theo canh giờ bất kể bốn mùa, biểu tượng cho tín.

Đó là ý nghĩa của việc tại sao ngày xưa các cụ chọn gà trống để cúng chứ không bao giờ chọn gà mái.

Gà cúng trong đêm giao thừa phải là gà trống hoa, trống mới le te gáy, không tật lỗi, lông màu đỏ hay vàng đỏ, mào đơn thẳng đứng, mỏ vàng, chân vàng và đặc biệt phải chưa đạp mái… tượng trưng với ý nghĩa khoẻ mạnh, tinh khiết. Đó chính là ước mong “mưa thuận gió hoà” của cư dân nông nghiệp.

Con gà là biểu tượng thiêng liêng trong ngành nông nghiệp với tích “gà gọi mặt trời”, vì vậy, việc cúng gà trong đêm giao thừa chính là một trong những phong tục bày tỏ lòng biết ơn đối với thần linh, tổ tiên… Thế nhưng ngày nay, không mấy người biết ý nghĩa của việc cúng gà, mà thay vào đó là cúng các loại thịt nạc, chân giò… Hình ảnh con gà trong mâm cúng giao thừa ngày càng mất dần.

Nên cúng gà trong năm Dậu hay không?

Nam Dinh Dau cung thit ga co 'ruoc hoa vao than'?
 

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, cúng gà đêm Giao thừa là một nét đẹp trong văn hoá Việt Nam, những thế hệ sau cần gìn giữ truyền thống có từ lâu đời này, không nên vì ảnh hưởng của thời cuộc làm mai một đi một nét đẹp trong phong tục dân tộc của Việt Nam.

Quan niệm cúng cỗ đêm Giao thừa là một hình thức lễ nghi nhằm hướng tới yếu tố chân, thiện và mỹ. Vì vậy, gia chủ không nhất thiết phải kiêng kỵ cúng thịt gà. Tuy nhiên, mâm cỗ cúng đêm Giao thừa có thể là cỗ chay.

Bảo Châu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI