Năm cái khó khi thực thi bản quyền

24/05/2014 - 16:39

PNO - PN - Ngày 22/5, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch (VH-TT-DL) tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị số 36/2008/CT-TTg của Chính phủ về tăng cường quản lý, thực thi bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan, tại...

edf40wrjww2tblPage:Content

Sau 5 năm thực thi chỉ thị 36, hội nghị đã chỉ ra năm cái khó mà Bộ VH-TT-DL khẳng định là những nguyên nhân khiến “tình trạng xâm phạm bản quyền vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ở môi trường kỹ thuật số và internet, trong đó có những vụ việc nghiêm trọng”.

Nam cai kho khi thuc thi ban quyen

Cái khó lớn nhất là nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ của công chúng về sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và quyền liên quan. Điều này dẫn đến cái khó thứ hai là việc thiếu ý thức chấp hành các quy định pháp luật về bản quyền, cùng thói quen, thậm chí là cố tình sử dụng tài sản của người khác mà không trả tiền diễn ra khắp nơi. Các chủ thể chưa chủ động áp dụng các biện pháp theo quy định pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Thực tế, rất ít chủ thể chịu đi đăng ký bản quyền, thực hiện khiếu nại, tố cáo, khởi kiện. Trong khi, bốn tổ chức quản lý tập thể (Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam - VCPMC, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm, Trung tâm Quyền tác giả văn học và Hiệp hội Quyền sao chép) được đánh giá là không tạo nên mối liên kết trong hoạt động.

Hai cái khó còn lại là hệ thống thực thi, nhân lực còn yếu, phân tán, thiếu sự hợp tác và thách thức về mặt pháp lý lẫn việc thực hiện khai thác, sử dụng tác phẩm trong môi trường kỹ thuật số. Thanh tra Bộ VH-TT-DL cho biết, dù mới chỉ kiểm tra đột xuất hơn 300 đơn vị với khoảng 14.500 máy tính, đã thu về gần 3,5 tỷ đồng tiền xử phạt vi phạm bản quyền. Cơ quan này cũng đã xử phạt vi phạm hành chính hơn 200 triệu đồng đối với một loạt công ty có hành vi lưu trữ, cung cấp và phổ biến trên website số lượng lớn bản ghi âm không được phép của Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế… Thanh tra Bộ nhận định: “Vi phạm diễn ra ở hầu hết các loại hình tác phẩm được bảo hộ, dễ nhận thấy nhất là loại hành vi chia sẻ âm nhạc, phim ảnh, sách… trên internet và phổ biến tác phẩm chưa được phép của chủ sở hữu quyền tác giả trên internet”.

 V.T.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI