Mỹ: Xu hướng gia đình nhiều thế hệ

08/04/2014 - 07:25

PNO - PN - 5 năm qua, bà Marian Robinson, mẹ của Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama, vẫn sống cùng vợ chồng tổng thống, giúp họ chăm sóc hai cô con gái Sasha và Malia. Chia sẻ với phóng viên trong một cuộc phỏng vấn về chuyện rời Chicago để...

edf40wrjww2tblPage:Content

My: Xu huong gia dinh nhieu the he

Bà Marian Robinson và hai con của Tổng thống Mỹ Barack Obama 

My: Xu huong gia dinh nhieu the he

Từ 5 năm nay, gia đình Tổng thống Obama ở Nhà Trắng có thêm sự hiện diện của và Marian Robinson (ảnh: AP)

Câu chuyện gia đình của Tổng thống Obama phản ánh phần nào sự thay đổi đang diễn ra trong xã hội Mỹ, theo đó, ông bà - đặc biệt là bà - đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với việc chăm sóc các cháu trong những gia đình mà cha mẹ đều phải đi làm.

Kết quả cuộc nghiên cứu mười năm (1998-2008) do Trường ĐH Chicago công bố năm 2012 cho biết, cứ mười người lớn tuổi thì có sáu người đã chăm sóc các cháu thay cho cha mẹ chúng, trong đó 70% các cụ chăm nom cháu từ hai năm trở lên. Andrew Cherlin, giáo sư xã hội học và chính sách công thuộc ĐH Johns Hopkins ví von: “Ông bà là những vệ binh quốc gia của gia đình, được gọi đến khi có một cuộc khủng hoảng xảy ra”.

Những thay đổi về kinh tế xã hội, đặc biệt trong tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay, là lý do chính khiến ông bà lại trở về với vai trò đã có từ xa xưa. Để giảm bớt gánh nặng tài chính, nhiều phụ huynh tìm đến ông bà. Với những gia đình có con dưới năm tuổi, tỷ lệ nhờ đến sự giúp đỡ của bà gần như tương đương với việc gửi con đi nhà trẻ (23,7% so với 23,5%). Thống kê gần đây về dân số Mỹ cho thấy, có 1/10 trẻ em ở Mỹ hiện sống với ông bà. Trong những gia đình thu nhập thấp, gần một nửa số ông bà trở thành người chăm sóc cháu.

My: Xu huong gia dinh nhieu the he

Nhờ đến ông bà chăm giúp cháu đang trở thành một xu hướng trong các gia đình có bố mẹ đi làm ở Mỹ

Mô hình gia đình truyền thống với nhiều thế hệ, trong đó ông bà, cha mẹ và con cháu sống chung đang dần trở lại trong xã hội Mỹ hiện đại. Không chỉ vì lý do tài chính, đó còn là quan hệ tình cảm tạo nên mối liên kết giữa các thế hệ. Đây là một quan hệ tương hỗ hai chiều. Thay vì phải sống riêng trong cô độc hoặc trải qua những ngày tháng ở viện dưỡng lão, việc trở về ở chung với con cái vừa giúp giảm gánh nặng tài chính, vừa có được không khí ấm áp, gần gũi cùng người thân. Với các phụ huynh có con nhỏ, họ có được kinh nghiệm nuôi con từ chính bố mẹ mình và có cảm giác yên tâm vì con mình được chăm sóc trong vòng tay yêu thương. Tiến sĩ Julia Pezzi, nhà tâm lý học trẻ em ở Kentucky cho biết, được ông bà chăm sóc, trẻ dễ dàng cảm nhận tình yêu vô điều kiện mà ông bà dành cho chúng, giúp trẻ phát triển nhân cách, biết yêu thương và trao nhận.

Thế nhưng, việc mời bố mẹ đến ở chung cũng nảy sinh những xung đột mà nếu giải quyết không khéo, gia đình sẽ bất hòa. Vấn đề sức khỏe và tài chính của ông bà là một khía cạnh cần quan tâm. Sự xung đột về cách dạy dỗ hoặc tình cảm của cháu dành cho ông bà sâu nặng hơn so với bố mẹ mình do trẻ có nhiều thời gian ở bên ông bà cũng là tình huống có thật.

Với Michelle Smith ở Chico, bang California, sự ảnh hưởng của ông bà với cô là vô tận. “Ông bà đã chăm sóc cho hai chị em tôi từ những năm đầu đời cho đến khi chúng tôi đi học. Hầu hết ký ức tuổi thơ đẹp nhất của tôi là với ông bà” - Michelle cho biết.

Bà của Michelle Smith, Ardith Wilson, đã giúp đỡ gia đình con gái vô điều kiện. Với bà Wilson, “điều tuyệt vời nhất khi chăm sóc cháu là được thấy bọn trẻ lớn lên. Tôi hạnh phúc vì chứng kiến những thời điểm quan trọng như khi bọn trẻ bắt đầu tập đi, tập nói”. Bà Robinson cũng đồng cảm cùng bà Wilson khi chăm hai con của vợ chồng Tổng thống Obama: “Một trong những phước lành lớn nhất của tôi là chứng kiến các cháu lớn lên hàng ngày”.

 AN KHUÊ (Theo Washington Post, family go.com,news.nurse.com)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI