Mỹ và Trung Quốc công bố hiệp ước khí hậu 'lịch sử'

12/11/2014 - 20:50

PNO - PNO – Ngày 12/11, Mỹ và Trung Quốc đã công bố một chương trình hành động về vấn đề khí thải nhà kính trong khuôn khổ hiệp ước “lịch sử" chống biến đổi khí hậu được các nhà khoa học nhiệt liệt hoan nghênh, mặc dù bị phe...

edf40wrjww2tblPage:Content

My va Trung Quoc cong bo hiep uoc khi hau 'lich su'

Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp báo tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 12/11 - Ảnh: AFP

Tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 22 ở Bắc Kinh, các nhà lãnh đạo hai nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới đã ký một hiệp ước thổi làn gió mới vào hoạt động chống lại sự ấm lên toành cầu trước khi diễn ra các cuộc đàm phán quốc tế tại Paris vào năm tới.

Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết việc hai nước cùng công bố mục tiêu khí thải là một "thỏa thuận lịch sử" và một "cột mốc quan trọng trong mối quan hệ Mỹ-Trung”. Phát biểu nhân dịp này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng hai nước đã nhất trí đảm bảo các cuộc đàm phán biến đổi khí hậu quốc tế sẽ đạt được thỏa thuận ở Paris.

Nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu mà các nhà khoa học cảnh báo đang tiến gần đến điểm thảm họa tiềm tàng lâu nay gặp phải trở ngại do Mỹ và Trung Quốc không muốn làm việc với nhau về vấn đề này. Tuy nhiên, Trung Quốc đặt mục tiêu sản lượng khí nhà kính của nước này đạt đỉnh "vào khoảng năm 2030", một vấn đề Tổng thống Obama khen ngợi như một nỗ lực để “làm chậm và đảo ngược quá trình" thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Bản thân Tổng thống Obama, người từng bị hoài nghi và từ chối thẳng thừng về biến đổi khí hậu trong Quốc hội Mỹ, đã đặt ra mục tiêu để Hoa Kỳ cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính 26-28% mức năm 2005 cho đến năm 2025. "Chúng tôi có trọng trách lãnh đạo các nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu ", Tổng thống Obama nói tại cuộc họp báo chung với Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trung Quốc và Mỹ cùng nhau thải ra khoảng 45% khí carbon dioxide (CO2) trên thế giới, quyết định của hai nước sẽ là chìa khóa để đảm bảo một thỏa thuận cắt giảm khí thải toàn cầu sau năm 2020.

TỐ QUYÊN
(Theo AFP, Xinhua)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI