Mỹ sốt sắng, Nga im lặng khi Al-Nusra đòi lập "Nhà nước Hồi giáo"

12/05/2016 - 07:20

PNO - Sự hình thành của "nhà nước Hồi giáo" của Mặt trận Al-Nusra sẽ không chỉ đe dọa trực tiếp tới Thổ Nhì Kỳ, mà Iraq cũng sẽ phải lo ngay ngáy.

Trong tình hình Syria đang hỗn loạn, phức tạp với các lực lượng kiểm soát, hôm 8/5, thủ lĩnh Al-Qaeda Ayman al-Zawahiri vừa tung một đoạn băng ghi âm kêu gọi hỗ trợ về chính trị, tôn giáo và tài chính cho chi nhánh của tổ chức này tại Damascus là Mặt trận Al-Nusra thành lập một “nhà nước Hồi giáo" ở miền Bắc Syria.

Ayman al-Zawahiri  đã kêu gọi những người ủng hộ Al-Nusra hãy đoàn kết vì một mục tiêu chung, hắn khẳng định sự kiện “Mùa xuân Ả-Rập” ở Syria chính là yếu tố mở đường cho sự hình thành một "nhà nước Hồi giáo" mới.

My sot sang, Nga im lang khi Al-Nusra doi lap 
Các chiến binh của Mặt trận al-Nusra

Ayman al-Zawahiri còn khẳng định rằng, khẳng định rằng, “Nhà nước mới” mà Mặt trận Al-Nusra thành lập không liên quan đến “những kẻ phản bội và cực đoan” IS.

Theo nhận định của phóng viên Alfred Hakensberger của tờ Die Welt, Mặt trận Al-Nusra có thể thành lập trung tâm của nhà nước mới ở miền tây bắc tỉnh Idlib, Syria do đây là địa điểm chúng đã xây dựng lực lượng từ lâu.

Tờ DW cho biết, Mặt trận Al-Nusra, vốn nổi lên như một chi nhánh của Al-Qaeda tại Syria vào năm 2012, đã cạnh tranh ác liệt với IS và giờ lãnh đạo của nhóm khủng bố.

Nguồn tin này cũng cảnh báo rằng, ý tưởng thành lập nhà nước mới của al-Zawahiri đang không chỉ nhận được sự ủng hộ của các lãnh đạo Mặt trận Al-Nusra mà còn cả những nhóm đối lập vũ trang đang chiến đấu tại Syria.

Được biết, những lãnh đạo cấp cao của Al-Qaeda đã đến với Syria từ giữa năm 2013 nhằm củng cố quyền lãnh đạo đối với Mặt trận Al-Nusra. Một trong số đó có thể kể đến là người em họ của Osama bin Laden - Abdulmohsen Abdullah Ibrahim al-Sharikh, thủ lĩnh Al-Qaeda ở Iran - Muhsin al-Fadhli và nhiều lãnh đạo khét tiếng của nhóm khủng bố này ở Ả Rập Saudi.

Giới chuyên gia nhận định rằng, nếu nhà nước này hình thành thì Syria sẽ chịu thiệt hại, mất đi một phần lãnh thổ phía Bắc. Còn Thổ Nhĩ Kỳ sẽ càng trở nên khốn khổ vì kẻ thù sát cửa. Lúc này gánh nặng dòng di cư sẽ ko ngừng sang Liên minh châu Âu (EU) qua Ankara.

Sự hình thành của "nhà nước Hồi giáo" sẽ không chỉ đe dọa trực tiếp tới Thổ Nhì Kỳ mà Iraq cũng sẽ phải lo ngay ngáy, bởi lực lượng này được đánh giá sẽ "không ngán" mà gây chiến với 2 quốc gia này ở vùng biên giới giáp ranh.

Còn đối với Nga - Mỹ, đây có thể sẽ là một kết quả tạm thời. Mỹ vốn bị tố còn là hỗ trợ, giật dây Al-Nusra, đồng thời việc Mỹ luôn tìm cách kéo dài lệnh ngừng bắn tại Syria theo giới chuyên gia nhận định đây là kế hoãn binh mà Washington giúp Al-Nusar chuẩn bị lực lượng.

My sot sang, Nga im lang khi Al-Nusra doi lap 
Nga - Mỹ tạm hài lòng, Ankara khốn đốn.

Về sự hiện diện của Mặt trận Al-Nusra không hẳn là bất lợi cho Moscow trong thời điểm hiện tại. Điện Kremlin đang hướng đến mục tiêu giải phóng Aleppo, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn 5 năm qua ở Syria. Al-Nusra sẽ là một lực lượng đắc lực để cùng tiêu diệt IS.

Hơn nữa trong thời gian gần đây, Nga đang tỏ ra nhún nhường Mỹ hòng đạt được mục đích tiếp tục duy trì ngừng bắn, hòa bình tại Syria.

Cụ thể, trong ngày 10/5, trong cuộc họp với giới tướng lĩnh cấp cao tại khu nghỉ dưỡng Sochi bên Biển Đen, Tổng thống Putin tuyên bố tình hình tại Syria vẫn rất phức tạp, song Nga hy vọng sự phối hợp với Mỹ sẽ dẫn đến những thay đổi cơ bản tại quốc gia Trung Đông này.

“Điều quan trọng là tạo điều kiện cho một giải pháp chính trị. Tôi hy vọng rằng các cơ chế mà chúng tôi đã phát triển với các đối tác của chúng tôi, bao gồm  người Mỹ, các lực lượng vũ trang, đại diện của chúng tôi, các chuyên gia sẽ tham gia tích cực trong công tác này. Tôi hy vọng rằng điều này sẽ dẫn đến một sự thay đổi tích cực và cơ bản”, Tổng thống nói.

Nga cũng đã có những tuyên bố mạnh mẽ với chính quyền DamaNgoại trưởng Lavrov đã khẳng định Tổng thống Syria Bashar Assad không phải là đồng minh của Nga như cách mà Thổ Nhĩ Kì là đồng minh của Mỹ.

“Tổng thống Assad không phải là đồng minh của chúng tôi. Nga giúp ông ấy chống lại khủng bố và bảo vệ sự toàn vệ lãnh thổ, tuy nhiên, ông ấy không phải là một đồng minh theo cái cách Thổ Nhĩ Kì đang là đồng minh của Mỹ”, Ngoại trưởng Lavrov nói.

Rõ ràng, với cách nói này gần như Nga đã có chung quan điểm với Nhà Trắng trong vấn đề Syria cũng như tương lai của ông Assad. Tuy nhiên đó chỉ là bề ngoài.

Tuy nhiên, việc hình thành "nhà nước Hồi giáo" của Mặt trận Al-Nusra sẽ chỉ mang lại sự hài lòng cho Nga - Mỹ trong chớp nhoáng, bởi lẽ cuộc chiến sẽ lại bùng phát trở lại. Moscow sẽ không chỉ phải lo đối phó với IS nữa mà phải lo cả cái vùng lãnh thổ hay nhà nước đang manh nha thành lập này bởi ích các bên tham chiến xung đột sẽ mãnh liệt hơn.

Minh Khánh
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI