Mỹ sẽ trang bị 50.000 camera cho cảnh sát

02/12/2014 - 10:03

PNO - PNO - Ngày 1/12 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Obama đã có cuộc họp với các thị trưởng, lãnh đạo dân sự và các quan chức thực thi pháp luật tại Nhà trắng. Mục đích cuộc họp là bàn về những cải cách trong ngành tư pháp để...

edf40wrjww2tblPage:Content

My se trang bi 50.000 camera cho canh sat

Tổng thống Obama cho rằng biểu tình nhiều ngày qua là vấn đề mang tầm quốc gia, cần phải giải quyết sớm - Ảnh: Getty Images

Trong cuộc họp, Tổng thống Obama đưa ra đề xuất bốn điểm.

Thứ nhất là yêu cầu Quốc hội thông qua đề xuất gói 263 triệu USD để nâng cao quy trình huấn luyện cảnh sát nhằm có bịên pháp xử sự theo quy chuẩn đối với mọi trường hợp công dân. Ngoài ra, khoản tiền trên còn đuợc dùng để trang bị 50.000 camera gắn theo người của từng cảnh sát để minh bạch hoá quá trình thực thi nhiệm vụ và có thể theo dõi được rõ ràng nhất hành vi của cảnh sát với người dân.

Thứ hai là chỉ định Uỷ viên Sở cảnh sát Philadelphia, ông Charles Ramsey và một số chuyên gia an ninh phụ trách lực lượng báo cáo  phương án mới đối với việc thi hành nhiệm vụ của ngành cảnh sát. Mục đích cuối cùng là đảm bảo khống chế được tình trạng phạm tội, nhưng vẫn  xây dựng được lòng tin của công chúng.

Thứ ba là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện khái niệm quân sự hoá lực lượng cảnh sát. Cụ thể là cung cấp trang thiết bị kiểu quân đội cho các cơ quan thực thi pháp luật ở địa phương. Trong năm 2013, đã có 460.000 loại vũ khí được chuyển đến các địa phương. Trong đó có các loại vũ khí cầm tay, thiết bị hỗ trợ tuần tra, xe chống bom và trực thăng.

Cuối cùng là giám sát việc sử dụng các trang thiết bị mới trên, buộc cảnh sát ở Mỹ phải vào khuôn khổ và theo những chuẩn mực gắt gao hơn.
Ông Obama cho rằng các cuộc biểu tình kéo dài một tuần qua ở nhiều thành phố trên toàn nước Mỹ không chỉ là vấn đề ở thị trấn Ferguson của bang Missouri mà nó là vấn đề của cả quốc gia, cần phải được giải quyết.

Trong khi đó, các cuộc biểu tình liên quan đến vụ cảnh sát bắn người vẫn tiếp tục diễn ra ở thị trấn Ferguson. Khoảng 700 giáo sư, sinh viên cùng người dân trưa ngày 1/12 (giờ địa phương) đã tụ tập xuống khu vực Quảng trường Harvard, trung tâm của thành phố Cambridge, nơi có nhiều trường học lâu đời của Mỹ để phản đối phán quyết không truy tố Darren Wilson. Nhóm biểu tình này khá ôn hoà và không có ai bị bắt. Một số người nằm ra đường khiến giao thông tại khu vực bị ảnh hưởng một phần.

THIÊN ANH
(Theo AP, Boston Globe)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI