Mỹ quyết không khoan hồng cho Edward Snowden

04/11/2013 - 15:12

PNO - PNO – Các nhà làm luật hàng đầu của Mỹ hôm 3/11 đã bác bỏ ý tưởng xem xét bất kỳ sự khoan hồng nào đối với cựu nhân viên Cục An ninh quốc gia (NSA) chạy trốn Edward Snowden.

edf40wrjww2tblPage:Content

My quyet khong khoan hong cho Edward Snowden

Cựu nhân viên NSA Edward Snowden đi lu lịch bằng tàu trên sông Moskva ở thành phố Moscow - Ảnh: AP/Rossia 24 

"Ông Snowden vi phạm luật pháp Mỹ và ông ta phải trở về Mỹ đối mặt với công lý”, Cố vấn Nhà Trắng Dan Pfeiffer nói.

Trong bức thư gửi cho một chính trị gia Đức, Snowden đã yêu cầu sự giúp đỡ quốc tế để thuyết phục Mỹ từ bỏ cáo buộc hoạt động gián điệp chống lại ông ta.

Sau khi tiết lộ các chương trình do thám điện tử quy mô toàn cầu của Mỹ, Edward Snowden, 30 tuổi, đã trốn sang Nga tháng 6/2013. Ông ta đã được cấp quy chế tị nạn tạm thời và được cho phép sống ở Nga cho đến tháng 7/2014.

Trong một động thái bất ngờ vào tuần trước, một nghị sĩ đảng Xanh của Đức đã gặp ông Snowden tại Moscow và tiết lộ cựu nhân viên phân tích NSA săn sàng trao đổi với chính phủ Đức về vấn đề nghe lén của NSA.

Nghị sĩ Hans-Christian Stroebele cho báo giới biết trong một cuộc họp báo tại Berlin thứ Sáu tuần qua rằng Snowden đã xác định lập trường của mình. "Nói sự thật không phải là một tội ác", Snowden viết trong thư, và tuyên bố rằng chính phủ Mỹ đã bức hại ông ta bằng buộc tội hoạt động gián điệp.

Chủ nhật, Nhà Trắng cũng cho biết, không có đề xuất khoan hồng nào được thảo luận. Quan điểm này được lặp lại bởi Dân biểu Mike Rogers của đảng Cộng hòa và Thượng nghị sĩ Dân chủ Dianne Feinstein.

Thượng nghị sĩ Feinstein nói rằng nếu Snowden tố giác sự thật, ông ta có thể báo cáo riêng cho ủy ban của bà, nhưng ông ta đã không làm thế. "Tôi nghĩ rằng câu trả lời là không khoan hồng”, bà nói.

Quy mô cáo buộc nghe trộm của Mỹ đã gây ra sự quan ngại toàn cầu và làm xuất hiện những lời kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn hoạt động này.

Mấy tuần qua châu Âu đã bùng nổ cáo buộc NSA giám sát điện thoại di động của Thủ tướng Đức Angela Merkel trong nhiều năm, đe dọa gây rạn nứt ngoại giao giữa hai nước đồng minh. NSA cũng bị cáo buộc thu thập thông tin cuộc gọi điện thoại và thư điện tử của các nhà hoạt động chính trị cũng như dân thường ờ Pháp và Tây Ban Nha, các đồng minh thân cận của Mỹ.

Tuần trước, phát biểu về vấn đề này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết trong một số trường hợp, hoạt động do thám của Mỹ đã đi quá xa. Ông Kerry cho biết ông sẽ làm việc với Tổng thống Barack Obama nhằm ngăn chặn các hành động “không thích hợp” của NSA.

CẨM HÀ (Theo BBC, AP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI