Mỹ khôi phục huấn luyện phe đối lập, nhóm lại lò lửa Syria?

10/03/2016 - 07:59

PNO - Việc Washington muốn khôi phục huấn luyện lực lượng đối lập Syria hoàn toàn đi ngược lại với tuyên bố về giải pháp chính trị để mang lại hòa bình.

Hòa bình chỉ là cái cớ của Washington

Liên quan đến việc chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria, trước khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn (27/2), Mỹ đã hé lộ về một "kế hoạch B" ở Syria trong trường hợp lệnh ngừng bắn thất bại.

Theo đó, Mỹ có thể sẽ sử dụng giải pháp quân sự ở Syria, và thậm chí chia cắt quốc gia Trung Đông này. Tuy nhiên, đến ngày 7/3, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã loại trừ khả năng này, đồng thời kêu gọi các bên liên quan ở quốc gia Trung Đông này tiếp tục thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp chính trị bất chấp nhiều khó khăn và thách thức.

My khoi phuc huan luyen phe doi lap, nhom lai lo lua Syria?
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Trả lời phỏng vấn tờ "The National" của Abu Dhabi trong chuyến thăm Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), ông Biden nhấn mạnh: “Một giải pháp chính trị giữa các bên liên quan tại Syria là cách duy nhất để chấm dứt tình hình bạo lực, cũng như mang lại cơ hội cho người dân nước này khôi phục đất nước, qua đó thiết lập một hệ thống đáng tin cậy, toàn diện, không chia bè kết phái, một hiến pháp mới cùng các cuộc bầu cử tự do và công bằng".

Mặc dù Mỹ luôn nhấn mạnh về một giải pháp chính trị để mang lại hòa bình cho Syria, nhưng mới đây, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm (CENCOM) của Mỹ, Tướng Lloyd Austin ngày 8/3 cho biết Lầu Năm Góc muốn khôi phục hoạt động huấn luyện các tay súng đối lập Syria để chiến đấu chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Tướng Austin cũng nhấn mạnh trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ cùng ngày, rằng không giống với chương trình huấn luyện trước đây, vốn tìm cách tuyển mộ và đào tạo tất cả các tay súng bên ngoài lãnh thổ Syria để sau đó triển khai tới quốc gia Trung Đông này, chương trình huấn luyện mới của Mỹ sẽ tập trung vào các nhóm nhỏ hơn và trong một thời gian ngắn hơn.

My khoi phuc huan luyen phe doi lap, nhom lai lo lua Syria?
Mỹ muốn khôi phục huấn luyện lại các tay súng đối lập.

Theo Tướng Austin, chương trình huấn luyện mới là một cách tiếp cận khác và ông đã trình các kiến nghị với giới chức Lầu Năm Góc, trong đó bao hàm cả những năng lực bổ sung mà Mỹ cần phải triển khai để đẩy nhanh các hoạt động “trong bối cảnh liên quan đang hướng tới mục tiêu đánh bại IS tại Mosul (Iraq) và Raqqa (Syria)”, hai cứ điểm lớn nhất của nhóm cực đoan này.

Việc Washington muốn khôi phục hoạt động huấn luyện các tay súng đối lập Syria đồng nghĩa với việc vũ khí sẽ được đưa vào quốc gia Trung Đông này. Hành động này hoàn toàn trái ngược với những gì Lầu Năm Góc đã tuyên bố, rằng chỉ có một giải pháp chính trị có thể cứu vãn Damacus, điều đó có nghĩa rằng, hòa bình Syria chỉ là cái cớ để Mỹ thực hiện những kế hoạch đằng sau của mình.

Mỹ đứng từ xa quan ngại khi EU hứng chịu tị nạn

Đánh giá về sức mạnh quân sự tại Syria, tạp chí Đức Focus dẫn nguồn từ bản báo cáo phân tích mật của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết, tuy khối này đã điều đến Syria nhiều máy bay hơn hẳn so với Moscow, nhưng chiến dịch của Nga đạt hiệu quả cao hơn nhiều, nhờ kỹ năng tuyệt giỏi của phi công và sức mạnh của các thiết bị quân sự.

Báo cáo này cũng nhận định, Nga cũng sử dụng tại Syria những phương tiện chiến đấu sở hữu kỹ thuật quân sự hiện đại nhất, ví dụ như Moscow đã phái đến Latakia bốn chiếc Su-35, mà theo đánh giá của giới chuyên viên, hiện là loại tiêm kích vượt trội phần lớn các máy bay do phương Tây sản xuất.

My khoi phuc huan luyen phe doi lap, nhom lai lo lua Syria?
Su-35 được đánh giá là tiêm kích vượt trội do phương Tây sản xuất.

Đồng thời, các nhà phân tích của Liên minh Mỹ cũng thừa nhận rằng chính hoạt động của Nga chứ không phải của Mỹ đã khiến IS đứng trước nguy cơ thảm bại. Và thế giới đang nhận thức rằng, vũ khí Nga đang là “người chơi chính” ở Syria, lấn át các trang bị của Mỹ-NATO.

Lên tiếng thừa nhận hiệu quả quân sự của Nga tại Syria nhưng Tư lệnh các lực lượng NATO tại châu Âu, ông Philip Breedlove cũng đã cáo buộc Moscow hợp tác với Tổng thống Syria Bashar Assad để làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng người tị nạn. Các hành động của Moscow khiến các nước phương Tây quá tập trung vào giải quyết khủng hoảng và quên đi nguyên nhân gốc rễ.

“Nga và chính quyền Tổng thống Assad đang sử dụng cuộc khủng hoảng người tị nạn như một thứ vũ khí để làm thay đổi cấu trúc và làm mất sự gắn kết của châu Âu. Ngoài ra, những phần tử khủng bố gốc châu Âu giờ cũng đã quay trở lại quê hương, nơi chúng hoàn toàn có thể sử dụng những kĩ năng hành động đã học được”, ông Breedlove cho hay.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI