Mỹ 'hết đường', Nga 'lên gân' thách thức: Hãy tăng lệnh trừng phạt!

27/10/2016 - 19:05

PNO - Tới giờ thì Washington nhận ra rằng "ở Nga chẳng còn ai để mà trừng phạt nữa". Theo ông Kofman, Mỹ hầu như không còn có thể mở rộng các biện pháp trừng phạt thương mại và tài chính chống lại Nga.

Hãng tin Bloomberg cho biết, Mỹ đã áp đặt rất nhiều các biện pháp trừng phạt chống lại Nga vì tình hình ở Ukraine, và giờ đây Washington đang gặp phải vấn đề lớn và khó có thể áp đặt các hạn chế chống Nga liên quan đến tình hình ở Syria. Nga vẫn giữ nguyên vị thế đối với việc giải quyết vấn đề Ukraine, và cũng không nên cho rằng các biện pháp trừng phạt mới sẽ làm nước này thay đổi chính sách của mình ở Syria.

Cũng theo hãng tin Bloomberg, trong bối cảnh liên quan tới các sự kiện xảy ra ở Ukraine, Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt lên nhiều chính trị gia, các doanh nhân và các công ty Nga, từ các cố vấn của Tổng thống Nga cho đến tay lái Alexander Zaldostanov - Chủ tịch câu lạc bộ motor "Phi đội Sói đêm" (Wolves Night), người được biết đến với biệt danh "phẫu thuật viên".

Trong danh sách này thậm chí còn có cả tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport của Nga. Tuy nhiên sau đó các biện pháp trừng phạt được loại bỏ vì công ty này đang tham gia vào việc bảo trì máy bay trực thăng Mi-17 mà Hoa Kỳ và các đồng minh sử dụng ở Afghanistan.

My 'het duong', Nga 'len gan' thach thuc: Hay tang lenh trung phat!
Mỹ đã 'hết sạch' đối tượng để áp đặt lệnh trừng phạt Nga

Hãng tin Bloomberg dẫn lời nhà nghiên cứu Michael Kofman đến từ Trung tâm Woodrow Wilson thuộc Viện Kennan cho hay, tới giờ thì Washington nhận ra rằng "ở Nga chẳng còn ai để mà trừng phạt nữa". Theo ông Kofman, Mỹ hầu như không còn có thể mở rộng các biện pháp trừng phạt thương mại và tài chính chống lại Nga.

Bản thân EU cũng sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống lại Moscow vì vấn đề Syria. Thủ tướng Ý Matteo Renzi cho biết, EU nên sử dụng tất cả các biện pháp có thể để giải quyết tình hình ở Syria, nhưng không nên có thêm lệnh trừng phạt đối với Nga.

Bloomberg dẫn ý kiến của Nhà khoa học của Viện Cato, Emma Ashford nhận xét, cho đến thời điểm này các biện pháp trừng phạt Nga đã mang lại rất ít hoặc không có hiệu quả.

Nga vẫn giữ nguyên vị thế đối với việc giải quyết vấn đề Ukraine, và cũng không nên cho rằng các biện pháp trừng phạt mới sẽ làm nước này thay đổi chính sách của mình ở Syria.

Hôm 25/10, khi được đề nghị làm rõ tuyên bố được Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Rybakov đưa ra trước đó về việc Nga đã chuẩn bị sẵn sàng để tung ra “những biện pháp không tương xứng” nếu Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt hà khắc mới nhằm vào Nga vì diễn biến ở Syria, Ngoại trưởng Lavrov đã khẳng định một cách chắc nịch rằng, Moscow “chắc chắn sẽ đáp trả nếu có biện pháp trừng phạt mới”.

Cuối tuần trước, ông Rybakov đã tuyên bố trước giới nghị sĩ Nga rằng, trong trường hợp Mỹ tung ra các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, Moscow sẽ “sử dụng thời gian này để nghiên cứu và chuẩn bị sẵn một loạt biện pháp đáp trả một cách không cân xứng”.

My 'het duong', Nga 'len gan' thach thuc: Hay tang lenh trung phat!
Mỹ 'hết đường', Nga 'lên gân' thách thức: Hãy tăng lệnh trừng phạt!

Thứ trưởng Ngoại giao Nga không nói rõ cụ thể đó là những biện pháp trừng phạt gì nhưng nhắc lại quyết định gần đây của Moscow về việc tạm ngừng thỏa thuận song phương về plutonim cấp độ vũ khí.

Giới chuyên gia Nga tin rằng, có nhiều lĩnh vực mà những đòn phản công của Nga có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến Washington. Ví dụ, Mỹ tiếp tục phải mua những động cơ rocket thuộc seri RD của Nga để thực hiện những chuyến bay phóng vệ tinh và đưa hàng hóa vào vũ trụ. Hồi đầu tháng này, ông Igor Arbuzov - Tổng Giám đốc của Energomash - công ty chế tạo động cơ nói trên, đã xác nhận Mỹ sẽ tiếp tục mua các động cơ của Nga cho ít nhất đến năm 2019 hoặc có thể đến giữa năm 2020.

Còn có nhiều biện pháp khác Moscow có thể áp dụng để đáp trả Mỹ, trong đó không chỉ có việc hủy bỏ các thỏa thuận đang có giữa Nga và Mỹ mà còn có thể từ chối những lời đề nghị hợp tác mới. Người đứng đầu Viện Các vấn đề Khu vực - ông Dmitri Zhuravlev nhắc lại rằng, trong khi quan hệ kinh tế giữa Nga và Mỹ không quan trọng thì sự hợp tác về quân sự và địa chính trị vẫn có ý nghĩa sống còn. Những đòn trả đũa về quân sự và địa chính trị của Nga sẽ khiến Mỹ thực sự “khó sống”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố, nếu Mỹ muốn chơi rắn thì Nga cũng sẽ phải làm vậy.

Minh Đức

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI