Mỹ đưa quân vào Philippines trước phán quyết Trung Quốc ở Biển Đông

10/05/2016 - 08:13

PNO - Trong vụ kiện Trung Quốc, lợi thế có thể nghiêng về Philippines và Mỹ đã chuẩn bị các kịch bản tiếp theo.

Hành động ngang ngược của Trung Quốc

Trang tin National Interests Mỹ ngày 5.5 có bài phân tích với tựa đề: "Liệu Bắc Kinh có thất bại trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc?" của Gary Sands, chuyên gia phân tích cao cấp độc lập.

Bài báo viết, khi Vasco da Gama, đặt chân lên bờ biển phía Tây Ấn Độ vào năm 1498, các thuyền buồm có trang bị vũ trang của ông đã chặn tàu thuyền nước ngoài và tịch thu hàng hóa của họ, và ông biện minh rằng "quyền tự do hàng hải có tồn tại nhưng không vượt ra ngoài châu Âu".

My dua quan vao Philippines truoc phan quyet Trung Quoc o Bien Dong
Bãi cạn Scarborough của Philippines bị Trug Quốc kiểm soát

Tuần trước, một tàu tuần duyên của Trung Quốc đã giải cứu một thuyền đánh cá Trung Quốc bị bắt trong vùng biển của Indonesia. Trong khi tàu cá Trung Quốc đang bị một tàu tuần tra Indonesia kéo đi thì tàu tuần duyên của Trung Quốc tấn công và giải cứu tàu đánh cá này.

Vào ngày 6/3, một nhóm người đàn ông Trung Quốc tự xưng là đội bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã lên một chiếc thuyền đánh cá Việt Nam trong vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 11 người Trung Quốc này sau đó tiếp tục phá vỡ các thiết bị truyền thông và thiết bị đánh cá, tịch thu tất cả thực phẩm, dầu, thiết bị đánh cá, bắt các thuyền viên, thậm chí ném cá vào thùng chứa nước uống trên thuyền đánh cá này.

Trong những tháng gần đây, các tàu tuần duyên và tàu đánh cá Trung Quốc dường như đã tăng cường hiện diện của mình trong những vùng biển mà Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam cùng tuyên bố có chủ quyền.

Một sự cố xảy ra mới đây tại bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) ở Biển Đông, những ngư dân Philippines đã ném đá và bom tự tạo vào tàu tuần duyên Trung Quốc khiêu khích, ngăn cấm họ.

Trong những tuần gần đây, Trung Quốc gia tăng sự hiện diện của lực lượng hải quân tại Biển Đông khiến Đô đốc Hải quân Mỹ John Richardson cho rằng việc tăng cường có mặt của hải quân Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough có thể là một dấu hiệu cho thấy đây sẽ là "khu vực cải tạo tiếp theo" của Trung Quốc sắp tới.

Phán quyết cuối cùng

Giới chuyên gia gần như đồng thuận rằng Phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc sẽ có khuynh hướng có lợi cho Philippines.

Tuy nhiên tác động thực chất của Phán quyết này đến việc thay đổi hành động của Trung Quốc tại Biển Đông là không đáng kể.

Dù vậy, phán quyết của Tòa quốc tế có thể sẽ đem lại tiền lệ củng cố nền tảng pháp lý trước giờ vốn mập mờ trong tranh chấp tại Biển Đông.

Dự kiến vào tháng 6/2016, Tòa án Trọng tài Thường trực của Liên Hiệp Quốc tại thành phố La Haye, Hà Lan, sẽ ra phán quyết về vụ việc Philippines kiện Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Bản tranh tụng của Philippines đưa lên Tòa với tư cách là bị đơn nhìn chung liên quan đến ba vấn đề chính: Một là vấn đề pháp lý về tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn của Trung Quốc; Hai là danh nghĩa pháp lý của loại hình địa lý (đảo đá) trong vùng tranh chấp; Ba là hoạt động của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, liên quan đến đánh bắt cá và tác động đến môi trường.

Đáng chú ý là mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia tiến trình xét xử vụ kiện, điều đó không có nghĩa Tòa án quốc tế đương nhiên có thẩm quyền phân xử, chưa nói đến việc Philippines đương nhiên thắng kiện.

Chuyên gia nhận định thái độ của Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn riêng với BBC, giáo sư Steve Tsang, trưởng khoa Trung Quốc học tại Đại học Nottingham tại Anh Quốc, phán đoán: “Trung Quốc sẽ phớt lờ phán quyết của Tòa án một cách một cách ‘lịch thiệp’, và chắc chắn sẽ tiếp tục các hoạt động của mình tại Biển Đông”.

Giáo sư Tsang nói Phán quyết Tòa án đưa ra là “ngôn ngữ của luật sư”. Tuy nhiên, “với cách nhìn nhận của mình, chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục nhắc lại luận cứ lịch sử về chủ quyền trên Biển Đông và tính xác thực của những luận cứ đó”.

Khi được hỏi về lập trường không khoan nhượng theo kiểu “được ăn cả” của Trung Quốc khiến cho việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bế tắc, ông Tsang cho rằng “các quốc gia không nhất thiết phải hành xử một cách máy móc như trong giáo trình về quan hệ quốc tế hay sách luật quy định”.

My dua quan vao Philippines truoc phan quyet Trung Quoc o Bien Dong
Trung Quốc xây dựng trái phép trên biển Đông

Trung Quốc từ trước vẫn duy trì quan điểm không tham gia vào vụ kiện, không đệ trình Bản phản biện của bị đơn cũng như tuyên bố không bị ràng buộc bởi Phán quyết cuối cùng của Tòa quốc tế.“Từ trước đến giờ, giải pháp cho vấn đề Biển Đông vẫn ở trong tình trạng bế tắc, dù phán quyết của Tòa Trọng tài sắp tới như thế nào đi nữa.”

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI