Mỹ bắt buộc nhân viên chính phủ phải tiêm vắc xin COVID-19, người dân mang khẩu trang trong nhà

27/07/2021 - 16:05

PNO - Ngày 26/7, California và thành phố New York thông báo tất cả nhân viên chính phủ phải tiêm vắc xin hoặc đối mặt với xét nghiệm COVID-19 hàng tuần.

 

Thị trưởng Bill de Blasio thông báo rằng thành phố New York sẽ yêu cầu tất cả công nhân thành phố phải được tiêm chủng hoặc xét nghiệm Covid hàng tuần. Ảnh: Spencer Platt / Getty Images
Thị trưởng Bill de Blasio thông báo rằng thành phố New York sẽ yêu cầu tất cả công dân thành phố phải được tiêm chủng hoặc xét nghiệm COVID-19 hàng tuần - Ảnh: Spencer Platt / Getty Images

Trong những ngày qua, tỷ lệ ca nhiễm mới tăng không ngừng ở Mỹ trong đó phần lớn rơi vào những người chưa tiêm chủng. Với những nỗ lực hạn chế ca nhiễm cũng như đẩy mạnh tiêm chủng, giới chức Mỹ đã không ngừng kêu gọi mọi người tiêm chủng.

Tại thành phố New York, Thị trưởng Bill de Blasio thông báo tất cả công dân thành phố - bao gồm cả giáo viên và cảnh sát - sẽ được yêu cầu tiêm phòng vào giữa tháng 9 hoặc đối mặt với xét nghiệm COVID-19 hàng tuần, biến thành phố trở thành một trong những nơi tiên phong lớn nhất ở Mỹ thực hiện việc này.

“Hãy nói rõ lý do tại sao tiêm chủng lại quan trọng: Bởi đây là sự phục hồi của chúng ta”, Thị trưởng Bill de Blasio nói.

California cho biết cũng sẽ yêu cầu giấy tiêm chủng hoặc xét nghiệm hàng tuần đối với tất cả công dân và nhân viên y tế của tiểu bang bắt đầu từ tháng tới.

Động thái này diễn ra khi gần 60 tổ chức y tế và chăm sóc sức khỏe hàng đầu đưa ra lời kêu gọi thông qua Hiệp hội y khoa Mỹ cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe yêu cầu nhân viên của họ phải tiêm phòng.

“Tôi đang làm điều này vì đó là cách tốt nhất để giữ an toàn cho chúng ta”, thư ký phụ trách các vấn đề cựu chiến binh Denis McDonough nói.

Ở những nơi khác, St Louis trở thành thành phố lớn thứ 2 bắt buộc đeo khẩu trang trong nhà, bất kể tình trạng đã tiêm chủng hay chưa. Song song đó, Los Angeles cũng thực hiện mệnh lệnh trên.

Tiến sĩ Leana Wen, cựu ủy viên y tế Baltimore, hoan nghênh các động thái này và kêu gọi Tổng thống Joe Biden "đi đầu làm gương" là áp đặt các nhiệm vụ tương tự đối với nhân viên liên bang và tại các địa điểm công cộng nơi chính phủ có thẩm quyền, như trên máy bay, tàu hỏa và các tòa nhà chính phủ.

Bà cũng cho biết tất cả các bệnh viện và viện dưỡng lão cũng cần yêu cầu mọi nhân viên phải tiêm phòng.

Nhà Trắng cho đến nay vẫn trì hoãn việc hướng dẫn đeo khẩu trang của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), trong đó khuyến cáo những người chưa được tiêm phòng nên đeo khẩu trang trong nhà. Tuy nhiên, các quan chức vào cuối tuần trước thừa nhận rằng họ đang xem xét thay đổi hướng dẫn đó và khuyến cáo rằng những người được tiêm chủng cũng nên đeo khẩu trang trong nhà.

“Chúng ta đang đi sai hướng”, tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, cho biết trên CNN hôm cuối tuần.

Tiến sĩ Leana Wen - là bác sĩ cấp cứu và là giáo sư công tại Đại học George Washington, cho biết các chuyên gia sức khỏe cộng đồng đã lo lắng trong nhiều tháng về chính kịch bản này. “Chúng tôi lo lắng tình trạng những người chưa được tiêm chủng sẽ cư xử như thể họ được tiêm chủng và mọi người sẽ nghĩ rằng đại dịch đã kết thúc", bà nói. "Đó chính xác là những gì đã xảy ra, và nó vô cùng đáng ngại".

Tiến sĩ Albert Ko, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Trường y tế Công cộng Yale, cho biết Mỹ không nên mất cảnh giác sau khi chứng kiến ​​biến thể Delta tàn phá Ấn Độ vào tháng 5 và sau đó "đổ bộ" vào Vương quốc Anh, Israel và các quốc gia được tiêm chủng mạnh mẽ khác.

“Chúng tôi đã học hỏi nhiều lần để không coi COVID-19 là điều hiển nhiên”, ông nói.

Tiến sĩ Ashish Jha, Trưởng khoa Y tế Công cộng của Đại học Brown, cho biết Mỹ có khả năng miễn nhiễm với COVID-19 khoảng 67% nhưng sẽ cần phải đạt gần 85% để ngăn ngừa virus đang trỗi dậy.

“Vì vậy, chúng ta cần tiêm chủng nhiều hơn nữa. Nếu trì hoãn, chúng ta sẽ có nhiều bệnh nhiễm trùng hơn và sẽ có nhiều cái chết hơn”, ông kêu gọi.

Tiến sĩ Jha cho biết đất nước sẽ phải gồng mình trong một vài tháng khó khăn nữa. Căn bệnh này đã giết chết gần 611.000 người ở Mỹ kể từ khi đại dịch bùng phát vào năm ngoái.

Theo số liệu của CDC, các cuộc tiêm chủng đã tăng lên vào cuối tuần. Các chuyên gia y tế công cộng cho biết sự gia tăng tiêm chủng là đáng khích lệ nhưng cảnh báo rằng còn quá sớm để vui mừng. Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, trường hợp mắc mới hàng ngày ở quốc gia này đã tăng vọt trong hai tuần qua, từ hơn 19.000 vào ngày 11/7 lên gần 52.000 vào ngày 25/7.

Trọng Trí (theo AP, The Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI