PNO - Đồng hồ điểm 0g, thành phố về khuya, trong lúc nhà nhà đang say giấc thì nhiều người lại bắt đầu ngày mới với cuộc mưu sinh về đêm.
0g, bên chiếc xe đẩy tự chế, anh Nguyễn Văn Hải (52 tuổi, quê Quảng Ninh) vẫn miệt mài nhặt ve chai. Hơn 10 năm ở TPHCM không nhà không cửa, anh lang thang khắp phố phường mưu sinh. Một ngày nọ, anh được một người tốt bụng cho ngủ nhờ ở mái hiên. Từ đó, anh coi nơi này là nhà. Không vợ con, anh chỉ biết cố gắng lao động, tít góp để lo cho bản thân khi về già.
![]() |
Anh Nguyễn Văn Hải mưu sinh bằng nghề nhặt ve chai nhiều năm nay |
Mỗi ngày, anh Hải đẩy xe đi khắp thành phố và thường kết thúc công việc vào 2-3g sáng hôm sau. Anh khoe với chúng tôi thành quả một ngày bội thu, đó là một xe ve chai đầy anh có thể bán được khoảng 40.000 đồng - số tiền có thể giúp anh sống trong 2 ngày.
![]() |
Không nhà không cửa, không có điều kiện làm việc ổn định, anh Hải đã chọn nghề nhặt ve chai đêm hơn 10 năm qua. |
Trò chuyện với chúng tôi được vài câu, anh tranh thủ đi nhặt thêm chút ít để kịp về nghỉ ngơi trước khi trời sáng.
![]() |
Đồng hồ điểm 0g, dòng người thưa thớt dần |
0g30, tại góc ngã tư đường Pasteur - Võ Văn Tần, anh Trần Vũ Thiện ngồi hong sương chờ khách. Anh Thiện làm nghề vá xe đã hơn 30 năm nay. Anh cho biết: “Nghề sửa xe đêm đem đến cho tôi nhiều cung bậc cảm xúc, tôi hạnh phúc khi công việc mình làm vừa tạo ra đồng tiền chân chính, vừa giúp được nhiều người lỡ đường giữa đêm hôm”.
Hôn nhân đổ vỡ từ lâu, anh Thiện một mình từ Đà Nẵng vào TPHCM lập nghiệp. Lúc đầu, anh theo học nghề, giúp việc sửa xe cho người anh ruột. Khi người anh lâm bệnh, không còn khả năng lao động, anh "ra riêng" đến hôm nay.
Hơn 30 năm ở TPHCM, tài sản của anh là một chiếc xe ba bánh chứa đầy đủ các đồ phục vụ cho việc sửa xe. Trước khi dịch bệnh ập đến, anh Thiện thường "mở cửa" từ sáng đến 12g khuya thì về, nhưng từ khi dịch bệnh xuất hiện, mọi thứ đảo lộn, anh chuyển qua sửa xe đêm. Từ đó, cánh xe ôm mừng rơi nước mắt vì đã có nơi để "cấp cứu" những lúc nhỡ đường.
![]() |
32 năm qua, anh Trần Vũ Thiện gắn bó với nghề sửa xe "cha truyền con nối" |
![]() |
Kế bên những ống bơm, lốp xe... của anh Vũ Thiện là quầy nước sơ sài và chiếc bàn con của chị gái anh. |
"Ban ngày tôi bơm xe giá 3.000 đồng/chiếc thì ban đêm tôi lấy 5.000 đồng, sửa gì đi nữa thì cũng chỉ cộng thêm vài nghìn coi như công thức đêm hôm. Tôi không muốn lợi dụng đêm hôm để "chặt chém" khách, vì biết đồng tiền làm ra khó lắm. Có những trường hợp sinh viên phục vụ nhà hàng về khuya, xe bị bể bánh, thấy không có tiền, tôi cũng tặng luôn tiền công vá xe", anh Trần Vũ Thiện chia sẻ.
![]() |
Vất vả mỗi đêm, anh Thiện chỉ đủ ăn qua ngày và dành dụm chút ít gửi về quê lo cho con đi học |
Tại góc ngã tư đường Nguyễn Công Trứ - Tôn Thất Đạm (quận 1), anh Nguyễn Phú Thọ (42 tuổi, ở huyện Nhà Bè) làm tài xế xe ôm công nghệ, ngồi chờ khách đặt xe. Khi giá xăng liên tục tăng, anh Thọ quyết định đổi giờ chạy xe sang ban đêm. Theo anh, ban đêm ít tài cạnh tranh hơn, đường thông thoáng và mát mẻ hơn, từ đó cũng sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn.
“Dù biết chạy xe đêm nguy hiểm và thức đêm có hại cho sức khỏe nhưng ban đêm ít tài, tôi kiếm được thu nhập tốt hơn để lo cho gia đình. Chỉ khổ cái là ban đêm hay bị “bom hàng” hoặc nhiều trường hợp lừa ứng tiền nhưng sau đó không lấy hàng, khiến tôi nhiều lần điêu đứng”, anh Thọ nói.
![]() |
Anh Thọ ngồi chờ khách đặt xe, đặt thức ăn khuya |
Là lao động chính trong gia đình có 3 con nhỏ đang tuổi ăn học, để có chi phí trang trải, anh Thọ phải làm việc cật lực hơn.
"Dù có lúc rất mệt nhưng nghĩ đến vợ con đang ở nhà, tôi lại có tinh thần làm việc. Con lớn của tôi đang vào đại học, đó là niềm tin, niềm động lực rất lớn để tôi tiếp tục cố gắng vì tương lai của các con sau này” -anh Thọ cho biết.
Để chia sẻ khó khăn với chồng, vợ anh Thọ cũng đang tìm công việc mới sau khi thất nghiệp một thời gian dài vì dịch bệnh. Ngoài ra, đứa con lớn của anh, sau giờ học ở giảng đường cũng tranh thủ làm công việc bưng bê cho một quán ăn gần nhà. Khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, kinh tế gia đình anh Thọ gần như kiệt quệ khi nguồn thu nhập chính từ việc chạy xe công nghệ của anh bị gián đoạn. Thời điểm đó, gia đình anh phải nhờ sự giúp đỡ của các Mạnh Thường Quân và chính quyền địa phương.
![]() |
Theo anh Thọ, lao động đêm không tốt cho sức khỏe nhưng cho anh nhiều cơ hội kiếm tiền hơn |
Là những lao động nghèo, chọn công việc vất vả vào ban đêm để mưu sinh, nhưng những con người ấy chưa bao giờ thôi hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn ở tương lai.
Tam Nguyên
Chia sẻ bài viết: |
Quan Đế miếu (chùa Ông) ngôi miếu thờ Quan Công - vị thần bảo hộ tâm đức của người Hoa mang vẻ đẹp cổ kính ở xứ Châu Đốc, An Giang.
Trong lịch sử 1.800 năm, chùa Đậu nổi tiếng nhất với 2 pho tượng nhục thân (tượng táng) của 2 vị thiền sư trụ trì chùa ở thế kỷ XVII.
Mùng 2 tết, đường hoa, đường sách tại TPHCM thu hút đông đảo người dân đến du xuân.
Sáng 29/1 (tức mùng Một tết Nguyên đán năm Ất Tỵ), đường phố TPHCM, Hà Nội vắng lặng, thanh bình, mọi sinh hoạt diễn ra chậm rãi.
Sau lễ khai mạc, người dân TPHCM và khách du lịch chính thức du xuân, thưởng ngoạn Đường hoa Nguyễn Huệ 2025
Không khí ở vùng đất lấn biển TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang nhộn nhịp vào những ngày cận tết Nguyên đán 2025, khi người người xuống phố chụp ảnh đón tết.
Màn trình diễn drone hỏa thuật đạt kỉ lục Guiness Thế giới vừa có buổi tổng duyệt tối 26/1 tại Hà Nội.
Sáng 23/1, Trung đoàn Cảnh sát cơ động (PK02E) Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thi vui gói bánh chưng tưng bừng đón tết Ất Tỵ 2025.
Ngày 22/1 (23 tháng Chạp) âm lịch, người Hà Nội đi thả phóng sinh cá chép sau khi cúng ông Táo. Có người phóng sinh cả cặp cá chép nặng gần 10kg.
Những toa tàu điện cũ được phục dựng trên không gian phố Phùng Hưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) như đưa theo cả những ký ức về một cái tết Hà Nội xưa.
Sáng 20/1, đường hoa xuân gần sân bay Tân Sơn Nhất đã khai trương, tạo điều kiện vui chơi cho người dân ở cửa ngõ tây bắc TPHCM.
Ngày 19/1, nhiều tuyến phố trung tâm tại Hà Nội rộn ràng với các hoạt động của "Tết Việt - Tết phố" 2025.
Tối 18/1, cuộc thi và lễ hội đèn lồng quốc tế Ocean 2025 được tổ chức tại Vinhome Ocean Park 2 (Văn Giang, Hưng Yên).