Muốn xuất khẩu sao còn chăn nuôi tập trung?

17/07/2017 - 05:00

PNO - Hầu hết các thị thường nhập khẩu thịt từ châu Âu đều đặt yêu cầu khoảng cách giữa các trại nuôi phải cách nhau 3km, song Việt Nam lại đang có xu hướng hình thành các khu vực cụm chăn nuôi tập trung.

Con số 3km - doanh nghiệp tránh xa, nhà nước nhích gần

Hiện hàng loạt các dự án hợp tác về nông nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương có xu hướng hình thành khu vực chăn nuôi tập trung với các trại nuôi cách nhau dưới 3km.

Đại diện Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam bộ cho biết: “Từ xã đến huyện ở các tỉnh thuộc vùng có những khu vực chăn nuôi tập trung với diện tích từ 40 đến cả hàng trăm hecta”.

Và ông đặc biệt lo ngại: “Dù có đầu tư chuồng trại công nghệ hiện đại đến mấy mà khoảng cách giữa các trại nuôi quá gần, nhiều hộ xung quanh lại chăn thả tự do rồi còn chở phân, giống qua lại khiến nguy cơ lây nhiễm chéo luôn thường trực. Trước thực trạng này, e là không có nhà nhập khẩu nào dám chọn nguồn hàng từ đây. Như vậy, người chăn nuôi  chỉ có nước... cắn lưỡi”.

Muon xuat khau sao con chan nuoi tap trung?
An toàn dịch bệnh vẫn là mối lo đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thịt


Không chỉ thế, nhiều dự án còn tuyên bố sẽ có cả “một thung lũng thực phẩm” mà cốt lõi là các trại chăn nuôi, giết mổ quy mô lên đến vài trăm hecta. “Chẳng đâu trên thế giới lại chăn nuôi tập trung trong một thung lũng cả, đó sẽ sớm trở thành một ổ dịch bệnh…”, một chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi than phiền.

Thực tế, không ít doanh nghiệp cũng đang vất vả vì khoảng cách giữa các trại chăn nuôi đang cách nhau dưới 3km, không đạt quy chuẩn khoảng cách an toàn của các nhà nhập khẩu.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, chủ trại chăn nuôi gà lớn nhất - nhì Đồng Nai có hơn 20 năm kinh nghiệm nuôi gà công nghiệp cho biết, ông mới tham gia dự án chăn nuôi và chế biến thịt gà xuất khẩu với hàng loạt công ty chăn nuôi lớn của Hà Lan, Bỉ để có sản phẩm thịt gà xuất đi Mỹ, Nhật và châu Âu…

Mọi vấn đề phía đối tác đưa ra ông đều có thể đáp ứng, nhưng điều ông lo ngại là quy hoạch của ngành nông nghiệp đang không đi theo đúng yêu cầu của các nhà nhập khẩu. Vì ngoài việc kiểm soát dịch bệnh, liên kết tạo thành chuỗi, truy xuất nguồn gốc… nhiều thị trường ở châu Âu còn yêu cầu khoảng cách tối thiểu giữa các trại nuôi là 3km mới đảm bảo an toàn.

Nhiều hộ dân muốn chăn nuôi đang rất hoang mang vì nếu không thể tự đầu tư  thì phải vào vùng quy hoạch.

Trong khi đó, các vùng quy hoạch này lại gần nhau dưới chuẩn nên nỗi lo sản phẩm không xuất khẩu được, tiếp tục lỗ khiến họ không biết phải làm sao.

Song nước ta đang hình thành nên các cụm, điểm chăn nuôi tập trung dưới chuẩn này nên sẽ tiềm ẩn những rủi ro khi các nhà nhập khẩu đánh giá và cấp phép vùng an toàn dịch bệnh. Và để tránh vấn đề này, ông Ngọc đành phải tự thân huy động mọi nguồn lực mở rộng trại nuôi của mình lên 50ha.

Song không phải người chăn nuôi nào cũng đủ tiền để mua hoặc thuê đất như thế làm trang trại vì chi phí quá lớn. Nhiều hộ dân muốn chăn nuôi đang rất hoang mang vì nếu không thể tự đầu tư  thì phải vào vùng quy hoạch. Trong khi đó, các vùng quy hoạch này lại gần nhau dưới chuẩn nên nỗi lo sản phẩm không xuất khẩu được, tiếp tục lỗ khiến họ không biết phải làm sao.

Cục thú y: “chỉ cần sạch dịch bệnh”

Khi phóng viên đặt câu hỏi: “Vì sao các thị thường nhập khẩu thịt từ châu Âu thường yêu cầu khoảng cách giữa các trại nuôi phải cách nhau lên đến 3km, song tại Việt Nam lại đang có xu hướng hình thành các khu vực cụm chăn nuôi tập trung, điều này có mâu thuẫn không?”.

Muon xuat khau sao con chan nuoi tap trung?
Nhiều năm qua, heo Việt Nam không thể xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc cũng như nhiều nước khác là do vùng an toàn dịch bệnh của Việt Nam chưa được những nước này công nhận. Ảnh minh họa

Cục Thú y, Bộ NN-PTNT cho rằng, vấn đề cốt lõi của hoạt động xuất nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật là phải bảo đảm an toàn dịch bệnh (đối với một số bệnh quan trọng theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) như bò điên, lở mồm long móng gia súc, dịch tả lợn, cúm gia cầm, Niu-cát-xơn... hoặc một số bệnh theo yêu cầu của nước nhập khẩu) và an toàn thực phẩm.

Lý tưởng nhất là quốc gia xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật phải sạch bệnh hoặc có vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) được OIE công nhận hoặc phải có biệt khu (compartmentalisation) bảo đảm ATDB.

Tại Việt Nam, chăn nuôi nhỏ lẻ còn phổ biến, đan xen với các trang trại chăn nuôi lớn. Tình trạng này khiến một số loại dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát tại khu vực chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ và gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật của Việt Nam.

Do vậy, đại diện Cục cho rằng, giải pháp tối ưu cho Việt Nam là quy hoạch chăn nuôi tập trung (tách khỏi chăn nuôi nhỏ lẻ) để thuận lợi cho việc kiểm soát dịch bệnh; đồng thời phải gắn với giết mổ, chế biến để tạo thành chuỗi sản xuất ATDB, an toàn thực phẩm.

Trên thực tế nhiều năm qua, heo Việt Nam không thể xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc cũng như nhiều nước khác là do vùng an toàn dịch bệnh của Việt Nam chưa được những nước này công nhận. 

Từ đó, Việt Nam mới có cơ hội xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang các nước. Nếu không bảo đảm được các vấn đề nêu trên, không hình thành được các chuỗi sản xuất an toàn từ khâu con giống, thức ăn chăn nuôi, con thương phẩm, tổ chức giết mổ, chế biến... thì không thể xuất khẩu được. 

Với cách trả lời trên, dường như các đơn vị này cho rằng, khoảng cách an toàn dưới 3km là không… quan trọng nên cũng không chú ý trong quy hoạch. Và có lẽ các đơn vị này cũng cho rằng, đó là việc của các DN tham gia thị trường xuất khẩu khi viện dẫn trường hợp công ty C.P phải thiết lập vành đai an toàn là 1km xung quanh trại chăn nuôi, phải thường xuyên thực hiện vệ sinh khử trùng phương tiện ra vào trại; công nhân trong trang trại phải tuân thủ quy trình vệ sinh, ATDB rất nghiêm ngặt; phải có chuỗi sản xuất ATDB và an toàn thực phẩm... n

Trên thực tế nhiều năm qua, heo Việt Nam không thể xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc cũng như nhiều nước khác là do vùng an toàn dịch bệnh của Việt Nam chưa được những nước này công nhận.

VN luôn bị viện lý do nhiều vùng nuôi chưa sạch dịch bệnh nên không được cấp phép cho nhập chính ngạch. Trong đó một số loại dịch bệnh như lở mồm long móng, tai xanh đã là nguyên nhân khiến Trung Quốc chấm dứt nhập chính ngạch heo Việt Nam từ năm 2012. 

Thư Hùng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI