PNO - Tôi thường nói với các cô gái trẻ, nếu muốn tuyên ngôn làm FA (forever alone - cô đơn mãi mãi) cũng được thôi, nhưng làm ơn đừng tin mạng xã hội nhiều quá. Đừng chỉ nhìn những chị FA ăn ngon mặc đẹp, vi vu du lịch. Hãy nhìn cuộc sống cô độc của người đơn thân nghèo như chị Thuận, rồi quyết...
Chia sẻ bài viết: |
Diệp 12-05-2020 21:12:51
Năm nay tôi 30 tuổi, và từ năm mười mấy tuổi tôi đã xác nhận không lấy chồng. Nếu nói về vấn đề tâm lý thì có phần nào, do đã nhìn nhiều sự đổ vỡ. Thời bây giờ kết hôn và ly hôn quá dễ dàng, không thích nhau thì sẽ chẳng ráng chịu đựng đối phương đủ điều như bố mẹ thời xưa nữa, xích mích chút là chia tay đi. Vậy xin hỏi kết hôn, lỡ có con, sau đó ly hôn rồi đứa bé sẽ ra sao? Cả một vùng trời bất hạnh cho nhiều người.
Nói về vấn đề đạo đức, kết hôn là phải có trách nhiệm với đối phương (chồng/vợ hoặc sau này là con). Không phải nói khuôn mẫu chồng là phải đi làm kiếm tiền nuôi gia đình, không được phép này nọ kia. Vợ là phải ở nhà nội trợ chăm con. Đây không phải bắt buộc mà là trách nhiệm với gia đình, là tình yêu. Vì yêu nên người phụ nữ ở nhà để có mâm cơm ngon cho chồng đi làm mệt mỏi về, dạy dỗ cho con cách làm người, dạy tình yêu ấm áp cho con, thứ mà xã hội, thầy cô không dạy được. Cũng như người chồng, đi làm kiếm tiền không phải vì 'nuôi gánh nặng' mà vì cho người phụ nữ của mình điều tốt nhất trên đời.
Như vậy, nếu mình không có năng lực đáp ứng những điều trên, cố gắng 'kết hôn' vì xu hướng xã hội như thế, thực hiện nghĩa vụ một cách máy móc, rồi bất mãn với nghĩa vụ, không muốn làm. Dẫn đến nhiều hệ lụy xấu thì hay ho gì?
Cứ nói lên 'không hôn nhân, về già không có con' thì như ám chỉ cuộc đời bất hạnh. Vậy chứ mấy người con cái đề huề nhưng bất hiếu, vợ chồng nhưng đồng sàng dị mộng thì 'mỹ mãn' lắm sao?
Muốn có cuộc sống thoải mái, đi làm kiếm tiền để dành. Muốn có con bầu bạn? Nhận nuôi trẻ mồ côi đi, làm như vậy là giảm bớt gánh nặng cho xã hội, mới thật sự là người có đức độ đấy.
Kết hôn mà không mang lòng trách nhiệm với đối phương thì đừng kết hôn, vì đó là chế tạo bất hạnh cho nhiều người.
Monique 11-05-2020 13:29:08
Bã lấy cái ví dụ chả liên quan. Cô này FA do chồng chết chứ có phải tự nguyện lên kế hoạch cô đơn từ đầu đâu. Nói thẳng ra có khi may mà cổ không có con. Chứ mà có giờ lại khổ thêm không biết làm sao lo nỗi cho con giữa cái giai đoạn thực phẩm bẩn đầy rẫy bệnh tật tràn lan việc làm khó kiếm thế này. Giờ là thời buổi nào mà “sau 30 tuổi cơ hội hôn nhân giảm đi rất nhiều”. 60 tuổi người ta vẫn cưới xin ầm ầm ra đấy thôi. 25 30 35 40 90 tuổi gì miễn là tìm được người phù hợp với mình và thấy bản thân được hạnh phúc. Cưới đại ai đó cho vừa lòng gia đình vừa lòng xã hội ở đúng độ tuổi “được cho là chuẩn để kết hôn” rồi sau đó vô tình nhặt bí kíp gặp được kẻ đúng người sai thời điểm rồi ngoại tình lại chả tan nát hết. Xã hội hiện đại. Ai cho rằng kết hôn và con cái là niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình thì go ahead. Ai cho rằng sống 1 mình với đam mê có kế hoạch tài chính cho tương lai già nua không trở thành gánh nặng cho xã hội mang lại cho họ hạnh phúc. Again, go ahead. Đời người chỉ có 1 cái mạng, sao không sống cho bản thân mình mà cứ mãi diễn vai quần chúng cho bộ phim của thiên hạ. Không có tiền mới chết vì đói vì bệnh chứ dăm ba câu xỉa xói của miệng đời không làm được gì ta đâu. “ Tôi hay nhắc các cô nhìn thêm những cặp vợ chồng công nhân đang thuê nhà quanh cơ quan tôi. Họ chỉ có thu nhập 5-7 triệu đồng mỗi tháng. Người thì bán hàng rong, người chạy Grab, người làm công nhận khu công nghiệp... nhưng họ vẫn mạnh dạn sinh con và nuôi con trong những điều kiện cơ bản. Nếu thiếu hụt, bí bách một chút thì có người đồng hành nắm tay nhau”. Thế mới nghèo, nghèo nữa nghèo mãi đấy. Không đủ kinh phí nuôi dạy con tử tế, không có thời gian chăm lo quản lý con cái, góp phần gia tăng tệ nạn xã hội. Thay vì muốn đẻ nhiều để có nhân công lao động chi bằng tập trung nâng cao chất lượng nhân lực. Nâng cao đời sống an sinh xã hội. Tự khắc người ta muốn đẻ. Thời buổi gắp tô bún gặm ổ bánh mì tự hỏi lòng hoá chất gì gì nằm trong đấy bao giờ mình ung thư vì nó thì ai mún đẻ cho tội thân con cháu.
Con gái tôi khoe bộ áo dài mới may, rồi lăng xăng gói ghém quà bánh. Sau 22 năm, tết này con sẽ được nhận cha và tổ tông.
Tôi nghĩ mẹ không thích tôi nên bà lạnh nhạt, hóa ra là do tôi...
Tôi và ông xã rất thích tư thế nữ ở trên, nhưng tôi luôn bị giằng co giữa “thích” và “ngại”...
Lên thăm con gái, bà nén tiếng thở dài. Ngày nào cũng thật khuya bà mới thấy con rể về, người đầy mùi bia rượu.
Sau nhiều năm, tết năm nay là tết đầu tiên mẹ con chị về quê ngoại.
Khi tết đến gần, lòng tôi lại thổn thức khi nhớ về cuộc hẹn đầu năm tôi chưa kịp thực hiện.
Dạo đó, nếu bà cứ mãi “cao cao tại thượng” mà chờ ngày con dâu thân thiết, quấn quýt với mình thì không biết bà phải chờ đến chừng nào.
Trong chiếc cặp của Hoàng có đôi bông tai còn trong hộp. Thu biết đó là món quà không dành cho mình, bởi cô chưa từng đeo bông.
Ở tuổi bạn bè đã bắt đầu có quan hệ yêu đương, cháu gái vẫn chỉ biết mình mẹ. Cháu rất sợ chỉ còn một mình.
Thương bạn khó khăn, tôi cho mượn tiền sắm Tết. Chồng tôi biết chuyện vô cùng giận dữ, anh mắng tôi không biết lo toan.
Cả năm tích cóp, bây giờ tiêu tết là hết sạch, những tấm vé máy bay khiến chị Mai căng thẳng, mỏi mệt.
Mỗi dịp lễ tết, tôi kiệt sức vì lo toan quá nhiều thứ. Chồng tôi trọng lễ nghĩa nhưng lại vô tâm với gia đình nhỏ.
Mọi năm, giờ này tôi đang lo sốt vó với áp lực sắm tết, chuẩn bị tết, quà cáp cho nơi này, nơi khác.
Bây giờ thiếu gì phụ nữ đơn thân vẫn sống vui vẻ. Nếu bạn cảm thấy tội nghiệp họ thì e rằng bạn đã lạc hậu.
Trong nụ cười đó, có bao nỗi chua xót nhọc nhằn không ai thấu. Cái gánh nặng gia đình chắc khó mà bứt rời khỏi đôi vai nhỏ nhắn của chị.
Thi thoảng Hải lại hô: "Lát có mấy thằng bạn anh qua uống vài lon". Cái tủ lạnh ngẫu nhiên trở thành tủ chứa bia của ông chồng mê nhậu.
Thực ra thì kim chỉ nam xuyên suốt “màn kịch”của các bà là sự am hiểu và thông cảm tính tạm thời của đa số hỏng hóc trên giường của nam nhân.
Siêu mẫu Vũ Thu Phương gói gọn nguyên nhân chia tay vào 2 cụm từ “quá nhiều sự khác biệt” và “không thể hàn gắn”.