Muốn giảm cân, hãy uống thật nhiều nước tốt

26/02/2018 - 13:00

PNO - Những ai đang thừa chất béo nên uống 1.500 ml nước tốt mỗi ngày. Vậy, chúng ta uống loại nước như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Khi đi bộ trên đường phố New York, chúng ta rất dễ bắt gặp cảnh những người phụ nữ thừa cân mang theo chai nước khi đi bộ. Đó là vì người ta đã biết đến công hiệu giảm cân khi uống nhiều nước tốt. 

Chỉ uống nước mà có thể giảm cân nghe có vẻ giống chuyện đùa, nhưng đó lại là sự thật. Chỉ uống nước có thể giảm cân là do hệ thần kinh giao cảm bị kích thích, thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, làm tăng lượng calo tiêu hao.

Muon giam can, hay uong that nhieu nuoc tot
 

Hệ thần kinh giao cảm bị kích thích tức là adrenaline được tiết ra. Adrenaline sẽ hoạt hóa hóc môn nhạy cảm linpase (HSL) có trong mô mỡ, phân giải các chất béo trung tính thành axit béo và glycerol, chuyển các chất béo được tích trữ từ trước về dạng dễ đốt cháy.

Người ta đã công bố một thí nghiệm nghiên cứu xem khi uống nước, lượng tiêu hao calo sẽ tăng lên bao nhiêu. Theo kết quả nghiên cứu này, nếu 1 ngày uống 3 lần 500 ml nước, lượng tiêu hao calo sẽ tăng lên 30%. Thêm vào đó, khoảng 30 phút trước và sau khi uống nước, tỷ lệ đốt cháy calo đạt đỉnh cao nhất.

Từ các kết quả trên, ta có thể thấy những ai đang thừa chất béo nên uống 1.500 ml nước tốt mỗi ngày. Vậy, chúng ta uống loại nước như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Đó là loại nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt cơ thể. 

Trong thí nghiệm này, người ta chỉ ra rằng nước mát khoảng 20 độ sẽ giúp lượng tiêu hao calo tăng lên. Uống nước mát tốt hơn vì để làm nóng lượng nước đi vào cơ thể cho bằng thân nhiệt, cơ thể cần sử dụng một lượng năng lượng đang kể. 

Muon giam can, hay uong that nhieu nuoc tot
 

Cơ thể con người luôn được trang bị nhiều cơ chế hoạt động để giữ cho thân nhiệt ổn định. Ví dụ, vào buổi sáng mùa đông, khi ta đi tiểu, ta thường cảm thấy run cầm cập. Đó là do lượng nước tiểu ấm vốn dĩ tích trong bàng quang bị đào thải ra ngoài đột ngột nên dẫn đến hiện tượng "run cầm cập" để cơ thể có thể nhanh chóng vượt qua sự mất cân bằng về nhiệt độ. 

Khi uống nước lạnh cơ thể sẽ sử dụng nhiều biện pháp, nhanh chóng làm nước nóng lên bằng với nhiệt độ của cơ thể. Thực tế, việc thần kinh giao cảm bị kích thích khi uống nước cũng là một phần trong cơ chế hoạt động của cơ thể nhằm tạo ra năng lượng để tăng nhiệt độ cơ thể, Tuy nhiên, mặc dù năng lượng tiêu hao có vẻ tăng lên nhưng thực tế, việc uống nước quá lạnh, cơ thể sẽ bị làm lạnh đột ngột dẫn đến bị tiêu chảy hoặc cảm giác khó chịu trong người.

Gần đây đang xuất hiện những người bị "hội chứng thân nhiệt thấp", ở mức 35 độ C, tập trung chủ yếu trong giới trẻ. Thân nhiệt thấp sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Người khỏe mạnh bình thường có thân nhiệt trên dưới 36,5 độ C, thân nhiệt hạ xuống một độ sẽ khiến quá trình trao đổi chất giảm 50%. Hơn nữa, khi thân nhiệt ở mức 35 độ C, các tế bào ung thư dễ phát triển hơn.

Nguyên nhân có thể do hoạt động của các enzyme giảm xuống, khả năng miễn dịch cũng kém hơn. Bởi enzyme sẽ hoạt động tốt hơn ở thân nhiệt cao. Việc chúng ta bị sốt khi bị bệnh là do cơ thể đang tăng cường hoạt động hệ miễn dịch. Vì vậy, nếu xét tổng thể cơ thể, nếu không phải mùa hè, nước uống của bạn chỉ nên giữ ở khoảng 20 độ C là an toàn.

Hãy uống nước trước khi ăn một tiếng

Một trong những thói quen tốt  tôi đang thực hiện mỗi ngày đó là uống khoảng 500 ml nước một tiếng trước khi ăn. 

Người ta hay khuyến cáo rằng, uống các loại nước tốt mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Phần lớn cơ thể con người là nước. Ở trẻ nhỏ, nước chiếm khoảng 80% cơ thể, người lớn là 60-70% và người cao tuổi là 50-60%. Làn da em bé luôn mềm, mịn, căng mọng là do lượng nước trong các tế bào cao. Vì vậy, việc uống các loại nước tốt rất quan trọng với cơ thể.

Với người trưởng thành, một ngày nên uống ít nhất 1.500 ml - 2.000 ml, người cao tuổi nên uống 1.000 ml.

Muon giam can, hay uong that nhieu nuoc tot
 

Tuy nhiên, không phải chỉ có nước mới từ miệng đi vào cơ thể. Và nên uống nước lúc nào mới tốt? Nếu uống quá nhiều nước ngày trước khi ăn cơm dạ dày của bạn sẽ đầy nước khiến bạn không ăn được, thêm vào đó, trong và sau bữa ăn, enzyme tiêu hóa bị loãng gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu. Nếu uống nước trong bữa ăn, chỉ nên uống một cốc 200 ml là vừa. 

Ngoài ra, cũng có bác sĩ đưa ra lời khuyên nên uống nước trước khi đi ngủ vào buổi tối hoặc khi tỉnh dậy lúc nửa đêm dù không khát để tránh lưu thông máu bị trì trệ. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn phản đối ý kiến này. Chúng ta phải tránh việc hấp thu nước trước khi đi ngủ vào ban đêm để ngăn ngừa quá trình "trào ngược" như đã đề cập trên. Ví dụ, dù bạn chỉ uống nước thôi, nhưng nước trộn lẫn cùng axit dạ dày. Khi quá trình trào ngược diễn ra, hỗn hợp này tiến vào khí quản, nếu tiến vào phổi có nguy cơ dẫn đến viêm phổi. 

Như vậy nên tiến hành uống nước vào ban ngày, sau khi thức dậy và một tiếng trước khi đi ngủ là lý tưởng nhất. Nếu bạn chỉ uống nước không thì nước chỉ mất 30 phút để nước đi đến ruột. Và cách bổ sung nước như thế này, bạn sẽ không lo ảnh hưởng đến bữa ăn hay quá trình tiêu hóa. 

Thói quen uống nước gợi ý:

Bữa sáng sau khi ngủ dậy: 500 ml - 750 ml

Một tiếng trước khi ăn bữa trưa: 500 ml

Một tiếng trước khi ăn bữa tối: 500 ml

Hiromi Shinya

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI