Muốn con thông minh, mẹ bầu cần làm ngay những việc này

04/09/2016 - 14:00

PNO - Các nghiên cứu đã chứng minh chỉ 50% chỉ số IQ của trẻ là đến từ gen, phần còn lại bị ảnh hưởng từ môi trường. Những việc làm nhỏ của mẹ khi mang thai cũng ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số IQ của bé sau này.

1. Bắt đầu thói quen kể chuyện cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ

Nền móng ngôn ngữ của trẻ bắt đầu ngay từ trong bụng mẹ, đặc biệt là vào ba tháng cuối của thai kì, em bé có thể ghi nhớ những âm thanh mà mình nghe được thường xuyên trong bụng mẹ.

Vì vậy, hãy cố gắng tạo thói quen kể cho con nghe những câu truyện cổ tích vào một khung giờ nhất định trong ngày. Điều này vừa giúp phát triển trí óc của trẻ, vừa giúp con có thể nhận diện và ghi nhớ được giọng nói thân thuộc của mẹ.

2. Luôn năng động

Nếu bạn nhận được năng lượng từ việc tập thể dục thì em bé của bạn cũng thế. Hormone được sản sinh ra khi bạn tập thể dục sẽ truyền qua nhau thai và khiến con bạn có thể cảm thấy vui vẻ. Thêm vào đó, việc tập thể dục sẽ giúp máu lưu thông khắp cơ thể bạn dễ dàng hơn, đồng nghĩa với việc lượng máu và ôxy cung cấp cho thai nhi cũng nhiều hơn.

Các nghiên cứu mới nhất cũng cho biết việc tập thể dục thường xuyên khi mang thai có thể làm tăng tế bào thần kinh trong vùng học và ghi nhớ của não bộ của bé lên đến 40%.

3. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Vitamin D trong ánh nắng rất quan trọng đối với  sức khỏe của bạn và là chất rất cần thiết trong việc phát triển xương và hoạt động tim của thai nhi. Các mẹ bầu nên tiếp xúc với ánh nắng khoảng 20 phút mỗi ngày.

Thực tế có khoảng 70% mẹ bầu thiếu vitamin D do thiếu sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và mất cân đối trong chế độ ăn uống. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đang bắt đầu xem xét mối liên hệ giữa việc thiếu vitamin D và chứng tự kỷ ở phụ nữ mang thai.

Muon con thong minh, me bau can lam ngay nhung viec nay
Mẹ bầu nên bổ sung vitamin D thường xuyên trng suốt thai kì.

4. Massage

Từ tuần thứ 20, em bé của bạn đã cảm nhận được những động chạm của bạn vùng bụng và những vuốt ve nhẹ nhàng có thể làm bé cảm thấy rất dễ chịu. Có nghiên cứu còn cho biết thai nhi thậm chí có thế phân biệt giữa bàn tay của bố hay của mẹ.
Bạn nên massage với các loại dầu tự nhiên (dầu hạnh nhân, dầu dừa, dầu oliu,…) để đạt kết quả tốt nhất cho cả mẹ và bé.

5. Hãy nói chuyện với con

Từ tuần thứ 16, trẻ sơ sinh đã có thể nghe được các âm thanh từ bên ngoài và đến tuần thứ 27 trở đi, tất cả những gì trẻ nghe được sẽ được ghi lại tại não bộ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh phản ứng rất nhanh với trọng âm hoặc ngôn ngữ mà chúng thường xuyên nghe thấy từ trong bụng mẹ.

6. Chú ý đến chế độ ăn uống

Vị giác của bé đã phát triển ngay từ tuần thứ 12. Đến tuần thứ 25, con đã có thể hấp thụ đến 2 lít nước ối mỗi ngày cùng với hương vị của các loại thức ăn mà bạn ăn.
Vì thế nếu muốn con mình có một khẩu vị phong phú, bạn cần chú ý ăn đa dạng thực phẩm ngay từ đầu thai kỳ. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu mẹ bầu uống nhiều nước ép cà rốt khi mang thai thì đến thời kỳ ăn dặm, bé cũng hứng thú với cà rốt hơn.

7. Chơi nhạc

Nếu muốn con có hiểu biết về âm nhạc, bạn có thể định hướng thị hiểu âm nhạc của bé ngay từ khi mang thai. Trẻ sơ sinh yêu âm nhạc và âm nhạc cũng giúp kích hoạt các hormone hạnh phúc có thể giúp trẻ cảm thấy bình tĩnh và thoải mái.
Sau khi chào đời, bé hoàn toàn có thể nhớ lại tất cả những cảm xúc  vui vẻ mỗi lần nghe thấy loại âm nhạc đó.

8. Hát cho trẻ nghe những bài hát trẻ em

Bạn nên hình thành thói quen này càng sớm càng tốt. Thai nhi có thể cảm thấy vui hay buồn tùy theo nhịp điệu mà chúng nghe thấy, vì vậy những bài hát trẻ em rất phù hợp để bé phát triển cảm xúc cũng như khả năng ngôn ngữ ngay từ trong bụng mẹ. Sauk hi em bé được sinh ra, những bài hát này cũng có ích hơn trong việc dỗ dành và làm bé cảm thấy yên tâm.

Khánh Linh (Theo Mother And Baby)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI