Muốn có trường học hạnh phúc: Thầy cô phải thay đổi

09/08/2023 - 12:01

PNO - Sáng 9/8, Sở GD-ĐT TPHCM phối hợp tổ chức hội thảo “Xây dựng trường học hạnh phúc”.

Tham dự hội thảo có khoảng 300 cán bộ quản lý giáo dục các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, cùng đại diện các sở, ngành trên địa bàn TPHCM cùng tham dự. Hội thảo đã đặt ra một vấn đề đầy tính cấp bách: xây dựng môi trường học tập, giáo dục mang lại hạnh phúc cho học sinh, giáo viên, phụ huynh cùng toàn xã hội.

S. Nguyễn Thị Xuân Yến, Phó trưởng Khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Yến - Phó trưởng Khoa Giáo dục tiểu học, Trường đại học Sư phạm TPHCM - phát biểu tại hội thảo

Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Yến - Phó trưởng Khoa Giáo dục tiểu học, Trường đại học Sư phạm TPHCM cho rằng muốn xây dựng trường học hạnh phúc, yếu tố con người là quan trọng nhất. Bà nói: "Khi khảo sát học sinh tiểu học với câu hỏi: Các em thích học với một thầy cô thế nào? Rất nhiều học sinh tiểu học đã trả lời: Chúng em thích học với một thầy cô hiền như mẹ, tận tụy như cha và vui vẻ như bạn bè".

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy - Phó trưng khoa Qun lý kinh tế xã hi, Hc vin Hành chính Quc gia Phân vin ti TPHCM - cho rằng: “Sức khỏe tinh thần của con người ngày càng đứng trước báo động đỏ, hiện trạng “thế hệ bông tuyết - SnowFlake” - những người mong manh dễ vỡ, dễ bị trầm cảm, rối loạn lo âu, mất phương hướng... ngày càng gia tăng trong xã hội, nhất là ở giới trẻ.

Thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tại Việt Nam, hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%. Mỗi năm, số người tự sát do trầm cảm ở nước ta từ 36.000 - 40.000 người. Đây là con số đáng báo động. Và việc học cách sống hạnh phúc, rèn kỹ năng sống hạnh phúc chính là cách bền vững để gia tăng nội lực cho bản thân trở nên cấp bách hơn bao giờ hết”.

Hội thảo khẳng định, việc xây dựng trường học hạnh phúc là tất yếu. Tuy nhiên, để có trường học hạnh phúc không chỉ là nỗ lực của nhà trường mà đòi hỏi sự chung tay, cùng những bước đi bài bản của các cấp chính quyền, có chính sách, kế hoạch khoa học, đồng bộ. 

Tuy nhiên, nội dung của bộ tiêu chí này cần được nghiên cứu sâu, toàn diện hơn, vận dụng được thành quả của các mô hình giáo dục đã triển khai thành công, đồng thời kết hợp cả với bộ tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc của TPHCM đang triển khai thí điểm (như góp ý của ông Thái Hoàng Nhạc - Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM). Trong đó, muốn có “trường học hạnh phúc” trong thực tế, đòi hỏi trước tiên, thầy cô phải thay đổi.

Từ năm 2016, UNESCO đã vận hành Dự án “Trường học hạnh phúc”. Dự án đã thiết kế 1 bộ tiêu chí với 3 tiêu chuẩn chính để tạo ra 1 trường học hạnh phúc: Con người (các mối quan hệ xã hội), quá trình (phương pháp dạy và học) và nơi chốn (yếu tố ngữ cảnh). Các tiêu chuẩn này được chia thành 22 tiêu chí nhỏ. Cách tiếp cận này tập trung vào những kỹ năng phi nhận thức, thái độ, giá trị và năng lực, như hạnh phúc, sức khỏe tinh thần, học tập xã hội và cảm xúc.

Dự án "Trường học hạnh phúc ở Việt Nam" (Happy School in Vietnam) chính thức được triển khai vào tháng 4/2018 ở 6 trường tại Huế nhằm ứng dụng các phương pháp thực hành kỹ năng hạnh phúc cho hệ giáo dục từ bậc mầm non đến khi trưởng thành.

Hạnh Chi

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI