Mừng năm mới Mậu Tuất, Malaysia cất hết các biểu tượng về chó

29/01/2018 - 11:27

PNO - Năm mới Mậu Tuất bắt đầu vào ngày 16/2. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tại Malaysia cố gắng tránh trang trí các biểu tượng hình loài chó nhằm tôn trọng bản sắc văn hóa quốc gia.

Truyền thống Hồi giáo coi loài chó là "ô uế" và mọi người phải tự rửa tay nếu lỡ chạm vào loài động vật này. Vì thế, các cơ sở kinh doanh không muốn xúc phạm đến các tín đồ Hồi giáo sinh sống tại Malaysia.

Malaysia là quốc gia đa sắc tộc, đa văn hoá. Do đó, từng có sự phản đối về các hoạt động được coi là lăng mạ người Hồi giáo.

Mung nam moi Mau Tuat, Malaysia cat het cac bieu tuong ve cho
Vì là quốc gia đa văn hóa, các doanh nghiệp ở Malaysia quyết định không trang trí hình những chú chó nhằm tôn trọng tín ngưỡng của mọi khách hàng.

Trong những năm gần đây, vấn đề này trở nên rõ ràng, thể hiện qua các cuộc biểu tình, phản đối những chương trình ca nhạc và lễ hội liên quan đến rượu bia.

Người Hồi giáo chiếm khoảng 61% trong số 32 triệu người dân Malaysia, còn lại khoảng 20% dân số theo Phật giáo.

Pavilion Kuala Lumpur là một trung tâm mua sắm lớn tại khu vực Bukit Bintang, ở thủ đô. Dù rất phổ biến với du khách nước ngoài, năm nay, trung tâm sẽ không dùng hình ảnh con chó trong trang trí năm mới âm lịch.

Kung Suan Ai, giám đốc marketing của Pavilion Kuala Lumpur cho biết rằng sự nhạy cảm về tôn giáo và văn hoá đã ảnh hưởng đến lựa chọn trang trí.

Pavilion Kuala Lumpur mong muốn cách trang trí có thể làm hài lòng tất cả 3 triệu khách đến tham quan mua sắm hằng tháng đều hài lòng.

Mung nam moi Mau Tuat, Malaysia cat het cac bieu tuong ve cho
Hồi giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính tại Malaysia. Người dân theo đạo Phật vẫn thường đến chùa thắp hương vào Tết âm lịch như truyền thống của nhiều quốc gia khác.

Trong số mười hai con giáp trong quan niệm Á Đông bao gồm chó và lợn, hai loài vật mà người Hồi giáo xem là ô uế.

Các nhà lãnh đạo Hồi giáo Malaysia cũng từng lên tiếng về các sự kiện khác liên quan đến chó.

Chẳng hạn tại lễ khai mạc Commonwealth Games 2014 tại Glasgow, Scotland, các vận động viên đã diễu hành với một chú chó terrier Scotland. Sau sự kiện, các chính trị gia Malaysia liền bày tỏ sự bất bình, gọi hành động này là "thiếu tôn trọng".

Vào năm 2016, các quan chức tôn giáo Malaysia cũng yêu cầu một nhà hàng thức ăn nhanh quốc tế đổi tên món ăn mà họ bán ở Malaysia.  

Hãng Auntie Anne’s bán một sản phẩm gọi là "Pretzel Dog". Các quan chức tôn giáo muốn đổi tên sản phẩm thành "Pretzel Sausage" vì tên cũ "Pretzel Dog" khiến người dân theo đạo Hồi bối rối, không biết nguyên liệu có liên quan đến chó hay không.

Tấn Vĩ (Theo VOA) 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI