Mùng Một về chùa Sắc Tứ Quảng Trị xin xăm

10/02/2024 - 15:55

PNO - Sáng mùng Một tết Giáp Thìn 2024, hàng ngàn người dân đổ về ngôi chùa cổ Sắc Tứ Tịnh Quang bái Phật, xin xăm, cầu mong một năm quang thái, an lành.

Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang là một trong những ngôi chùa có mặt sớm nhất trên vùng đất Quảng Trị, nằm trên vùng đồi phía tây nam làng Ái Tử thuộc địa phận thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, cách quốc lộ 1A khoảng 1 km về phía tây.
Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang là một trong những ngôi chùa có mặt sớm nhất trên vùng đất Quảng Trị, nằm trên vùng đồi phía tây nam làng Ái Tử thuộc địa phận thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, cách quốc lộ 1A khoảng 1km về phía tây.
Năm 1558 khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa thì Ái Tử là điểm dừng chân đầu tiên trên bước đường thiên di về phương Nam; bởi thế mà từ giữa thế kỷ thứ XVI, Ái Tử đã là một trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của tỉnh Quảng Trị và Nhà nước phong kiến Đàng Trong.
Năm 1558, khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa thì Ái Tử là điểm dừng chân đầu tiên trên bước đường thiên di về phương Nam. Bởi thế mà từ giữa thế kỷ thứ XVI, Ái Tử đã là một trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của tỉnh Quảng Trị và nhà nước phong kiến Đàng Trong.
Những năm đầu đời Lê (1735- 1739) chùa Sắc Tứ bắt đầu được thành lập với tên là Am Tịnh Độ.
Những năm đầu đời Lê (1735 - 1739) chùa Sắc Tứ được thành lập với tên Am Tịnh Độ.
Năm Kỷ Sửu, Vĩnh Hựu thứ 5 (1739-đời vua Lê Ý Tông) chúa Nguyễn Phúc Khoát (Võ Vương) trong một dịp ngự giá ra Quảng Trị, cảm khái với cảnh trí chốn Phật đường và tiếng tăm của chùa trong dân chúng nên đã thân hành ngự bút viết 5 chữ Sắc Tứ Tịnh Quang Tự rồi cho làm bảng sơn son thếp vàng để tặng cho chùa.
Năm Kỷ Sửu, Vĩnh Hựu thứ 5 (1739, đời vua Lê Ý Tông) chúa Nguyễn Phúc Khoát (Võ Vương) trong một dịp ngự giá ra Quảng Trị, cảm khái với cảnh trí chốn Phật đường và tiếng tăm của chùa trong dân chúng nên đã thân hành ngự bút viết 5 chữ "Sắc Tứ Tịnh Quang Tự" rồi cho làm bảng sơn son thếp vàng để tặng cho chùa.
Từ đó Am Tịnh Độ đổi thành chùa Tịnh Quang và dân chúng cũng từ đó quen gọi chùa bằng cái tên là chùa Sắc Tứ (chùa được nhà nước sắc phong), còn nhà Phật thì quen dùng: Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang.
Từ đó Am Tịnh Độ đổi thành chùa Tịnh Quang và dân chúng cũng từ đó quen gọi là chùa Sắc Tứ (chùa được nhà nước sắc phong), còn nhà Phật thì quen dùng: Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang.
Chùa Sắc Tứ đã nhiều lần bị bỏ phế và với 9 lần trùng tu lớn nhỏ (1801, 1894, 1922, 1934, 1954, 1960, 1970, 1972, 1976). Năm 1997, chùa Sắc Tứ mới được đại trùng tu, đến năm 2001 thì hoàn thành.
Chùa Sắc Tứ đã nhiều lần bị bỏ phế và với 9 lần trùng tu lớn nhỏ (1801, 1894, 1922, 1934, 1954, 1960, 1970, 1972, 1976). Năm 1997, chùa Sắc Tứ mới được đại trùng tu, đến năm 2001 thì hoàn thành.
Người dân Quảng Trị cũng như nhân dân gần xa rất ngưỡng vọng và tin thờ chùa cổ Sắc Tứ. Từ rạng sáng ngày đầu năm, hàng ngàn người đã khăn áo chỉnh tề hướng về chùa để chiêm bái.
Từ rạng sáng ngày đầu năm, hàng ngàn người đã khăn áo chỉnh tề hướng về chùa.
Bà Nguyễn Thị Duyết – người dân xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong – cho biết: Chùa linh lắm, nên cứ ngày mùng Một đầu năm, chúng tôi thường xuất hành về chùa để cầu mong một năm mưa thuận gió hoà, gia đình sức khoẻ an lành, vạn sự như ý.
Bà Nguyễn Thị Duyết (người dân xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong) cho biết: "Chùa linh lắm, nên cứ ngày mùng Một tết, chúng tôi thường xuất hành về chùa để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, gia đình sức khỏe an lành, vạn sự như ý".
Từ rất lâu, người dân đã có thói quen đến Tổ đình Sắc Tứ xin xăm, người người nối hàng chờ lượt xin xăm từ rạng sáng mùng Một tới khuya.
Từ rất lâu, người dân đã có thói quen đến Tổ đình Sắc Tứ xin xăm, người người nối hàng chờ từ rạng sáng mùng Một tới khuya.
Ngoài ra, Phật tử, du khách được dịp vãn cảnh chùa vào tiết đầu năm, được nghe tiếng chuông chùa, cầu mong mọi sự an lạc trong chốn thiền tịnh.
Ngoài ra, Phật tử, du khách được dịp vãn cảnh chùa vào tiết đầu năm, được nghe tiếng chuông chùa, cầu mong mọi sự an lạc trong chốn thiền tịnh.
Theo đặc trưng của vùng miền, ai đến nơi đây cũng tìm mua một nhánh chè xanh bán ở cổng chùa, như một cành lộc mang về nhà.
Theo đặc trưng của vùng miền, ai đến nơi đây cũng tìm mua một nhánh chè (trà) xanh bán ở cổng chùa, như một cành lộc mang về nhà.
Tới đây, du khách còn được xin chữ, cầu an, tìm đọc kinh kệ…
Tới đây, du khách còn được xin chữ, cầu an, tìm đọc kinh kệ…

Lê Đình Dũng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI