Mụn & cách chăm sóc đúng

19/09/2014 - 13:46

PNO - PNCN - Mụn là bệnh lý phổ biến ở giới trẻ, ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày. BS thẩm mỹ Phạm Xuân Khiêm (BV thẩm mỹ Emcas) cho biết, thế giới mất ba tỷ USD mỗi năm cho việc điều trị mụn và di chứng của mụn....

edf40wrjww2tblPage:Content

Mun & cach cham soc dung

Mụn xuất hiện chủ yếu các vị trí như: mặt, ngực, lưng. 90% trẻ tuổi dậy thì “vướng” vào mụn. Mụn cũng có thể xuất hiện sau tuổi 25 (nam nữ tương đương nhau). Trong đó, yếu tố di truyền chiếm 80%, các yếu tố nghề nghiệp như tiếp xúc nhiều dầu mỡ, môi trường nhiều bụi bặm… đều có khả năng gây mụn.

Nguyên nhân hình thành mụn: Có thể là do tuyến nhờn hoạt động quá mạnh, tích tụ bã nhờn trên da, sự gia tăng vi khuẩn gây mụn và viêm da. Có ba nhân tố chính: gia tăng của tiết bã nhờn, gia tăng quá trình hóa sừng (keratin) và vi khuẩn.

Ăn nhiều chất béo và ngọt cũng khiến làn da tăng sinh bã nhờn, phản ứng với mỹ phẩm không phù hợp làm lớp sừng dày hơn, gây bít tắc lỗ chân lông. Việc chăm sóc da không đúng cách làm cơ co thắt ngay nang lông, dẫn đến ngưng trệ việc thoát chất bã… Bên cạnh đó, nắng nóng, ô nhiễm môi trường, căng thẳng, lo lắng cũng kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh.

 Cách điều trị

Tại nhà: Cách đơn giản nhất là uống đủ nước (từ 2- 2,5 lít nước/ngày), ngoài ra, có thể đắp mặt bằng những mặt nạ từ dưa leo, bơ, cà chua, dầu dừa… vừa cung cấp độ ẩm vừa cung cấp thêm vitamin cho da. BS chuyên khoa da liễu khuyên nên cân bằng độ pH trên bề mặt da để hạn chế sự tăng sinh của vi khuẩn. Độ pH tốt nhất đạt được trên bề mặt da là ở khoảng 5,5. Có thể dùng chanh làm mặt nạ, rửa mặt hoặc dùng giấm táo mèo. Không nên sử dụng những loại sữa rửa mặt mang tính kiềm có độ tẩy rửa mạnh. Đừng quên thường xuyên rửa mặt bằng nước sạch sau khi làm những công việc bụi bặm, đổ mồ hôi nhiều.

Các chuyên gia cũng khuyên chúng ta không nên có thói quen nặn mụn, vì khi nặn nhiều, lỗ chân lông sẽ to ra, đồng thời còn làm tổn thương những nang lông xung quanh, dễ bị nhiễm trùng khi tay hoặc dụng cụ nặn mụn không sạch.

Chế độ ăn uống cũng quan trọng. Nên chọn chế độ ít dầu mỡ và ít ngọt, nên sử dụng những thức ăn có vị chua nhẹ, thức ăn có nhiều vitamin C, E…

Tại phòng khám: Các BS sẽ sử dụng thuốc để giảm sự tăng tiết hormon đồng thời giảm tiết nhờn, dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn, sử dụng các phương pháp nặn mụn, đắp mặt nạ, làm sạch da bằng máy công nghệ oxy áp lực cao, kèm theo sử dụng máy IPL vừa làm se khít lỗ chân lông, vừa giảm tiết nhờn và diệt vi khuẩn ở sâu bên trong lỗ chân lông.

Theo BS Khiêm, trong cuộc chiến với mụn, BS và công nghệ chỉ góp phần khoảng 30%, còn lại dựa vào sự chăm sóc của bệnh nhân. Hãy chăm sóc và tôn trọng làn da của mình ngay từ khi chưa có mụn, hoặc đã điều trị ổn định. Vì khi mụn đã mọc thì cuộc chiến đấu sẽ rất gian nan.

 Hà Minh

Chuyên mục này do BS Phạm Xuân Khiêm (BV thẩm mỹ Emcas) phụ trách.

Mọi thắc mắc về phẫu thuật thẩm mỹ xin gửi về Email: phauthuatthammy.baophunu@gmail.com.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI