PNO - “Cổ vật kể chuyện Xuân” là chuyên đề mới nhất được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ. Quy tụ gần 150 cổ vật, cuộc trưng bày đưa khán giả “du xuân” qua nhiều không gian văn hóa khác nhau.
Ông Nguyễn Quốc Chính - Phó giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (trái) nhận tranh từ Chủ tịch Hội Cổ vật TPHCM Lê Thanh Nghĩa |
Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ phối hợp với Hội Cổ vật TPHCM mở cuộc trưng bày chuyên đề Cổ vật kể chuyện Xuân. Đây là cuộc trưng bày quy mô lớn với gần 150 cổ vật, hiện vật tiêu biểu thuộc sở hữu của bảo tàng cùng 16 nhà sưu tập đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau.
Chia sẻ với báo chí, ông Lê Thanh Nghĩa - Chủ tịch Hội Cổ vật TPHCM - cho biết: “Các cổ vật, hiện vật được trưng bày có nguồn gốc, xuất xứ Việt Nam, Trung Quốc… với nhiều chất liệu, loại hình đa dạng và phong phú. Chiếm số lượng nhiều nhất là gốm sứ Việt Nam từ thời Trần, Lê, Nguyễn có niên đại trải dài từ thế kỷ XIII đến nửa đầu thế kỷ XX, thể hiện một diện mạo đa sắc, sự giao lưu và tiếp biến văn hóa cũng như thông điệp từ quá khứ đã được lưu giữ đến nay”.
Không gian tết cổ truyền cũng được tái hiện qua hình ảnh bàn thờ gia tiên được trưng bày với các đồ thờ cúng, mâm ngũ quả, hoành phi, câu đối… |
Trong dịp này, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ cũng giới thiệu đến khách tham quan những bộ trang phục, trang sức đi kèm của phụ nữ trong ngày đầu năm mới. Qua đó phản ánh rõ nét những sinh hoạt đời sống về văn hóa, thời trang, cách làm đẹp của phụ nữ thời xưa.
Tại triển lãm, khu vực trưng bày ông địa và heo đất được chú ý. Bộ sưu tập ông địa ngày xuân do nhà sưu tập Nguyễn Hiếu Tín mang đến với 9 tượng có niên đại từ năm 1920 đến 1980. Đa phần được làm bằng chất liệu gốm, chỉ riêng 1 tượng làm bằng gỗ. Các ông địa đều được tạc theo cùng 1 dáng là đang ngồi trên thân con hổ, thể hiện cho mong muốn được ngự trị, thuần hóa muôn thú, giữ yên cho vùng đất.
Các tượng ông địa được trưng bày với 8 tượng chất liệu gốm, 1 tượng (phía trên cùng bìa phải) chất liệu gỗ |
Chia sẻ với Báo Phụ nữ TPHCM, nhà sưu tập Nguyễn Hiếu Tín cho biết anh có sở thích sưu tập từ thời còn sinh viên, cách đây hơn 20 năm trước. Ban đầu anh sưu tập tem, hiện sở hữu khoảng 10.000 con tem. Sau đó chuyển qua sưu tầm đồ gốm, gỗ và ấm trà. Trong thời gian khoảng 10 năm trở lại thì anh tập trung sưu tầm về ông địa.
“Về tín ngưỡng, ông địa là thần đất mang đến sự trù phú, an lành cho người dân. Nhưng khác với nhiều vị thần khác thường phải uy nghi, ông địa khá gần gũi với mọi người, nhất là với trẻ con. Khi bắt đầu tập trung sưu tập ông địa, tôi bất ngờ vì khá đa dạng mẫu mã, chất liệu. Trải qua thời gian, về mẫu mã, hình dáng của ông địa cũng được thay đổi ứng với những thay đổi của xã hội, đời sống” - nhà sưu tập Nguyễn Hiếu Tín chia sẻ.
Nhà sưu tập Nguyễn Hiếu Tín đang chia sẻ về các tượng ông địa với người xem |
Về tượng heo đất, ngoài cổ vật thuộc sở hữu của Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ còn có một số hiện vật được nhà sưu tập Thân Việt Hùng mang tới. Các tượng được làm từ gốm Cây Mai, Lái Thiêu nổi tiếng trong thế kỷ XX. Trong quan niệm của người Việt, heo là con vật gần gũi, gắn bó với đời sống, cũng tượng trưng cho sự sung túc, ấm no.
Chuyên đề Cổ vật kể chuyện Xuân không chỉ là nơi trưng bày những hiện vật quý giá mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp công chúng hiểu sâu sắc hơn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong mùa xuân.
Trưng bày chuyên đề dự kiến sẽ kéo dài đến hết ngày 10/3/2025. Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ phục vụ xuyên tết cũng như tất cả các ngày trong năm. Do đó, đây là điểm hẹn khá thú vị để người dân chọn du xuân dịp tết này.
Một số không gian tại triển lãm:
Bộ sưu tập ống heo thế kỷ XX được nhà sưu tập Thân Việt Hùng và Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ mang ra trưng bày |
Phòng trưng bày áo dài qua các thời kỳ của phụ nữ Việt ngày xưa |
Túi xách được làm bằng chất liệu kim loại với đường nét cực kỳ tinh xảo |
Tượng phụ nữ Việt diện áo dài du xuân cũng thu hút sự quan tâm của người xem |
Các trang sức như hoa tai, vòng đeo tay, mặt dây chuyền... từ thế kỷ XIX |
Bình hoa Thiếu nữ du xuân làm từ chất liệu gốm Biên Hòa (trái) |
Nhiều hoa văn trên bình gốm được thực hiện kỳ công, đẹp mắt |
Áo dài mãng lan được thực hiện bằng vải dệt chỉ ngũ sắc từ thế kỷ XIX. Hiện vật được nhà sưu tập Phạm Hoàng Trâm mang đến. |
Diễm Mi
Chia sẻ bài viết: |
Tối 8/1, đêm nhạc “Một chút yêu thương” lần 2 được tổ chức nhằm hỗ trợ các nạn nhân bị tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn.
Ở tuổi 39, Lê Thị Bích Ngà lần đầu mở cuộc trưng bày tranh với 30 bức. Sự kiện khiến nhiều người bất ngờ...
Những danh hiệu “Cống hiến”, “Thành tựu trọn đời” đã được trao cho các nhà văn: Lê Lựu, Trang Thế Hy, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp…
Từ cuối tháng 12/2024 kéo qua tháng đầu năm 2025, nhiều triển lãm mỹ thuật khá thú vị của cả nước nói chung và TPHCM nói riêng đã diễn ra.
Năm 2024, tổng doanh thu phòng vé đạt 4.700 tỉ đồng, trong đó phim Việt thu hơn 1.900 tỉ đồng.
Chứng kiến Hải Vân Quan “hồi sinh” nhiều người tỏ ra tiếc nuối khi đến Hoành Sơn Quan, và Quảng Bình.
Ngày 4/1, Ban chấp hành Hội Nhà văn đã rút lại quyết định bổ nhiệm Phó tổng biên tập Tạp chí Nhà văn & Cuộc sống đối với ông Lương Ngọc An.
Trong sáng 4/1, khá nhiều bạn trẻ có mặt tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng (quận 1, TPHCM) để tham quan, tìm hiểu những thông tin lịch sử.
Cuộc đời à, hay là mình thử dịu dàng với nhau một chút được không?
Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). Vậy Việt Nam hiện có 270 bảo vật quốc gia.
Diện mạo văn chương có thể được nhìn thấy qua lý luận phê bình văn học.
Các kịch bản kinh điển "Đời cô Lựu", "Tiếng hò sông Hậu" và "Nàng Hai Bến Nghé" sẽ trở lại với diện mạo mới trong năm 2025.
Lễ hội đầu tiên mở đầu Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 là chương trình tái hiện lễ Thiết triều Nguyên đán thời Nguyễn.
Tuần lễ Văn hóa và Sáng tạo “Trống khởi cờ reo” chính thức khai mạc vào sáng 1/1/2025 tại Đường sách TPHCM.
Hắn có tất cả những gì năm 20 tuổi từng mơ ước. Hắn là giám đốc một công ty thương mại đang trên đà ăn nên làm ra.
Sau 2 năm thành lập, nhóm nhạc Nam Tộc đã có lượng khán giả nhất định.
50 cái tết, từ cửa hàng mậu dịch đến sàn thương mại điện tử là một bước tiến rất đáng tự hào của Sài Gòn - TPHCM.
Sau khi trao giải, TPHCM có kế hoạch dàn dựng, quảng bá các tác phẩm này đến công chúng.