PNO - Chùa Từ Hiếu (thôn Dương Xuân Thượng 3, phường Thủy Xuân, TP Huế) mang nét hoang sơ, cổ kính, những câu chuyện thấm đẫm tình người của ngôi chùa này thực sự làm lay động bất cứ ai một lần viếng thăm.
Theo các tư liệu lịch sử, năm 1843, Hòa thượng Nhất Định đã từ bỏ chức vụ trong Hoàng cung xứ Huế lui về ở ẩn để nuôi dưỡng mẹ già. |
Là người con có hiếu, tương truyền rằng, có lần mẹ già ốm yếu, lâm bệnh nặng, hằng ngày, ông lo thuốc thang nhưng mãi vẫn không khỏi, nên phải bồi dưỡng thịt, cá để chóng lành. |
Hằng ngày, ông phải chống gậy băng rừng, vượt qua 5km để mua thịt, cá… mang về cho mẹ già ăn. Người dân đồn đoán là hòa thượng nhưng lại ăn mặn, bỏ ngoài tai những lời nói ấy, ông vẫn tận tâm chăm sóc mẹ già. |
Khi câu chuyện đến tai vua Tự Đức, một người cũng nổi tiếng hiếu thảo, nhà vua vô cùng cảm kích trước tấm lòng của Hòa thượng Nhất Định và đã ban cho “Sắc tứ Từ Hiếu tự”. Trên tấm bia tại chùa Từ Hiếu còn ghi rõ “Từ là đức lớn của Phật, nếu không Từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại; Hiếu là đầu hạnh của Phật, nếu không Hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời”. |
Đến năm 1848, sau khi thiền sư Nhất Định viên tịch, triều đình cho người mở rộng và tu sửa thảo am thành chùa Từ Hiếu. Với câu chuyện cảm động, chùa Từ Hiếu đã trở thành một biểu tượng của chốn thiền môn về đạo hiếu trong suốt nhiều thế kỷ qua. |
Sau ngày nhà sư Nhất Định viên tịch, các thái giám thời nhà Nguyễn đã quyên góp tiền, xây dựng một ngôi chùa ba gian hai chái, vách xây, sườn gỗ, mái ngói, với nhà Lạc Nghĩa nằm bên phải, nhà Ái Nhật bên trái, được vua Tự Đức ban tặng tấm biển đề “Sắc tứ Từ Hiếu tự”. |
Cũng không biết từ bao giờ ngôi chùa cũng trở thành biểu tượng cho lòng hiếu thảo của con cái đối với những bậc sinh thành. Điều đó đã thấm sâu vào đời sống văn hóa của người dân nơi đây như một nét đẹp. Cứ mỗi dịp Vu lan về, các phật tử xứ Huế và khắp nơi trên cả nước lại đến chùa làm lễ và cài lên áo những đóa hoa màu hồng hoặc màu trắng để thể hiện tấm lòng hiếu thảo của mình. |
Chùa Từ Hiếu là một ngôi chùa với lịch sử hình thành từ lâu đời, mang theo câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình từ thời xa xưa ấy. |
Không những vậy, ngôi cổ tự này còn được nhiều người yêu thích bởi cảnh quan, những nét kiến trúc mang đậm chất Huế xưa, đem lại cảm giác an yên, tịnh tâm khi bước chân đến đây. |
Không chỉ gắn liền với câu chuyện cảm động về đạo hiếu, ngôi chùa là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cổ và khung cảnh thiên nhiên mang lại cảm giác thoải mái, tịnh tâm. |
Đây cũng là nơi yên nghỉ cuối cùng của các quan thái giám triều Nguyễn, những người quy y tại đây, và góp công rất lớn trong công tác trùng tu ngôi chùa này. |
Trong đó vị thái giám tên là Châu Phước Năng, là người có số phận bất hạnh, không có người thân khi về già, ông kêu gọi các vị thái giám trong triều đình đóng góp mở rộng Thảo Am, để sau này khi chết còn có nơi thờ tự, hương khói. Vì thế, sau khi qua đời, các thái giám được chôn ở một ngọn đồi nhỏ bên cạnh chùa Từ Hiếu. |
Với địa thế đẹp, yên tĩnh, thoáng mát, trái ngược với cuộc sống xô bồ của chốn thành thị, nên vào các ngày nghỉ, chùa đón lượng khách lớn đến tham quan, dã ngoại. |
Tổ đình Từ Hiếu là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh từng xuất gia tu học và cũng là nơi mà sư ông đã quay về tịnh dưỡng - nằm trên ngọn đồi Dương Xuân (phường Thủy Xuân, TP Huế) và Thiền sư cũng đã viên tịch tại thất Lắng Nghe của mình. |
Nếu cảm thấy mệt mỏi, áp lực với cuộc sống thì chùa Từ Hiếu sẽ là nơi giúp bạn tịnh tâm, thanh thản, cùng hòa mình vào chốn thiên nhiên yên bình, thoải mái để quên đi những phiền muộn, âu lo. |
Một ngày ghé thăm chùa Từ Hiếu, bạn sẽ cảm thấy tâm hồn thư thái hơn, mọi mệt mỏi vây quanh dường như tan biến kể từ khi bạn đặt những bước chân đầu tiên vào nơi này. Không khí trong lành, mát mẻ của chùa Từ Hiếu rất thích hợp để mọi người tìm đến mỗi khi cần kiếm tìm sự yên bình. Nếu như bạn đang có định du lịch Huế, đừng quên dành chút thời gian tham quan ngôi chùa cổ kính này. |
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
Hành trình Siêu bánh mùa 2 đã khép lại với những khoảnh khắc khó quên. Cùng nhìn lại những tác phẩm bánh ấn tượng làm nên thành công của chương trình.
Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng tết Ất Tỵ 2025 sẽ diễn ra từ 24 tháng Chạp đến Mùng 4 tết (23/1-1/2/2025) tại khu Hồ Bán Nguyệt, đô thị Phú Mỹ Hưng...
Chè ba màu, cơm lam, gà bó xôi được bản đồ ẩm thực TasteAtlas vinh danh trong top 36 món ăn ngon nhất từ gạo.
2 mùa hoa đặc biệt chỉ có ở vùng Đồng Tháp Mười.
Nếu không muốn đi xa, bạn có thể ghé khu du lịch Văn Thánh, Tân Cảng, Bình Quới... vừa tận hưởng màu xanh mát vừa ngắm sông, ngắm hoàng hôn, metro...
Mỗi quốc gia đều có các món ăn truyền thống trong ngày đầu năm mới với ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn.
Năm 2024, TP Hội An tiếp tục nổi bật với các giải thưởng, danh hiệu quốc tế.
Bạn đã sẵn sàng chào đón năm 2025 chưa? Hãy bắt đầu năm mới bằng cách ưu tiên sức khỏe và niềm vui của mình.
Turkish Airlines vừa lập kỷ lục Guinness thế giới là bay đến hầu hết các quốc gia với 120 nước.
Du khách có thể tận dụng dịp tết Dương lịch để nghỉ ngơi, vui chơi tại một số địa điểm du lịch không quá xa TPHCM, di chuyển thuận tiện.
Sydney, Paris, Tokyo, Naples hay New York là những nơi có cách đón năm mới khác lạ và vô cùng thú vị.
Hiện tượng Bắc cực quang được dự báo sẽ mạnh mẽ hơn trong năm 2025 so với những năm trước đây, ít nhất là trong vòng 10 năm qua.
Bánh quê là món ăn vô cùng độc đáo của người Việt mà nếu vì lý do nào đó xa quê hương, sẽ có ngày người ta nhớ da diết.
Khám phá những món ăn với hương vị đa dạng và truyền thống ẩm thực độc đáo của bán đảo Iberia đầy nắng.
Nếu không thích chen chúc trong dòng người đông đúc trong giây phút pháo hoa mừng tết Dương lịch bùng nổ, bạn có thể ghé đến các rooftop sau.
Trang du lịch CN Traveller vừa đưa ra 71 điểm đẹp nhất thế giới, trong đó có tỉnh Hòa Bình.
Bạc Liêu cách TPHCM khoảng 280km, có nhiều điểm tham quan thú vị. Sau đây là gợi ý lịch trình 2 ngày 2 đêm khám phá Bạc Liêu dịp tết Dương lịch.
Michelin giới thiệu các nhà hàng ngon, những quán cà phê thư giãn và điểm tham quan thú vị khi đến TPHCM.