Mua sắm trực tuyến ở Việt Nam và Đông Nam Á tăng vọt trong mùa dịch

18/09/2021 - 11:59

PNO - Theo kết quả khảo sát từ Facebook và Bain & Company (một công ty tư vấn quản lý của Mỹ có trụ sở chính tại Boston, Massachusetts, Mỹ), ước tính có thêm 70 triệu người mua sắm trực tuyến ở Việt Nam và 5 nước Đông Nam Á từ đầu mùa dịch.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm 2020, chính phủ các nước đưa ra các quy tắc giãn cách, phong tỏa đồng thời khuyến khích người dân làm việc tại nhà... để phòng chống dịch. Tại Đông Nam Á, việc sử dụng dịch vụ kỹ thuật số như thương mại điện tử, giao đồ ăn và các phương thức thanh toán trực tuyến khác đã bùng nổ trong thời gian này.

Việt Nam là một trong 6 nước Đông Nam Á có nhu cầu
Việt Nam là 1 trong 6 nước có số lượng người tiêu dùng kỹ thuật số cao nhất Đông Nam Á 

Đến nay, xu hướng này vẫn tiếp tục tăng. Theo khảo sát từ hơn 16.000 người ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, dự đoán số lượng người tiêu dùng kỹ thuật số ở Đông Nam Á sẽ đạt 350 triệu người vào cuối năm nay. Trong đó hơn 70% người từ 15 tuổi trở lên sẽ sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến. Đến năm 2026, số lượng người mua sắm trực tuyến ở Đông Nam Á sẽ đạt 380 triệu người. 

Trong số các quốc gia được khảo sát, Indonesia tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Năm 2021, người tiêu dùng kỹ thuật số của nước này được dự đoán là 165 triệu người, tăng khoảng 15% so với năm 2020.

Thương mại điện tử bùng nổ

Hiện tại, nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á vẫn đang phải vật lộn với sự bùng phát của COVID-19 do biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao. Trước tình hình tỷ lệ tiêm chủng ở các nền kinh tế mới nổi này cũng còn rất thấp, việc phong tỏa liên tục và hạn chế di chuyển khiến người tiêu dùng khó sử dụng các dịch truyền thống, nhiều thị trường thương mại điện tử đã phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng.

, thị phần của bán lẻ trực tuyến trong tổng thể bán lẻ ở Đông Nam Á đã tăng từ 5% vào năm 2020 lên 9%. Thậm chí, báo cáo này còn so sánh tốc độ ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á còn tăng nhanh hơn so với Brazil, Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
Thị phần của bán lẻ trực tuyến ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á còn tăng nhanh hơn so với Brazil, Trung Quốc hoặc Ấn Độ

Cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 5 vừa qua cho thấy tỷ lệ những người “chủ yếu mua sắm trực tuyến” đã tăng từ 33% vào năm 2020 lên 45% trong năm nay. Mức tăng cao nhất đến từ các nước Singapore, Malaysia và Philippines.

Trung bình chi tiêu trực tuyến của mỗi người tiêu dùng kỹ thuật số năm 2021 sẽ tăng 60% - từ 238 USD vào năm 2020 lên 381 USD. 

Thị phần của bán lẻ trực tuyến trong tổng thể bán lẻ ở Đông Nam Á đã tăng từ 5% vào năm 2020 lên 9% năm 2021. Việt Nam và các nước Đông Nam Á có tốc độ tăng nhanh hơn so với Brazil, Trung Quốc hoặc Ấn Độ.

Trong 5 năm tới, doanh số thương mại điện tử của Đông Nam Á cũng được dự đoán sẽ bắt kịp với các quốc gia này, tăng trưởng ở mức 14% mỗi năm, theo khảo sát trên.

Đầu tư vào công nghệ tài chính đạt tầm cao mới

Giao dịch mua bán trực tuyến được thực hiện nhiều hơn đã kéo theo các dịch vụ thanh toán nhanh từ ví kỹ thuật số và tiền điện tử cũng trở nên phổ biến hơn. Theo khảo sát trên, trong ba tháng đầu năm 2021, 88% vốn đầu tư tư nhân và vốn đầu tư mạo hiểm trong khu vực "chảy" vào lĩnh vực công nghệ và Internet, trong đó, 56% sử dụng công nghệ tài chính.

Nhu cầu lớn về bán lẻ trực tuyến trên khắp thế giới trong đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp truyền thống và các nhà cung cấp dịch vụ cá nhân chuyển sang trực tuyến. Ảnh: Shutterstock
Trong đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp truyền thống và các nhà cung cấp dịch vụ cá nhân chuyển sang trực tuyến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng - Ảnh: Shutterstock

Ví điện tử là lựa chọn thanh toán ưa thích của 37% người được hỏi, so với 28% ưa thích tiền mặt, 19% đối với thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ và 15% thích chuyển khoản ngân hàng. Philippines, Malaysia và Việt Nam có mức tăng lớn nhất trong việc áp dụng ví kỹ thuật số, với mức tăng trưởng lần lượt là 133%, 87% và 82%.

Khảo sát cho biết số hóa nhanh chóng của Đông Nam Á trong thời kỳ đại dịch chứng tỏ cơ hội to lớn trong nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực này. Justin Hall, đối tác của Golden Gate Ventures, cho biết: “Khu vực này sẽ là một thị trường tăng trưởng trong ít nhất 10 năm tới khi các ngành, sản phẩm mới xuất hiện”.

Tại Hoa Kỳ, doanh số thương mại điện tử đã tăng hơn 30% trong khoảng thời gian từ quý I đến quý II năm 2020, theo số liệu hàng quý của Bộ Thương mại Hoa Kỳ được công bố vào đầu năm nay.

Tại Hồng Kông, người tiêu dùng tích cực chuyển sang sử dụng Internet để mua sắm, thị trường thương mại điện tử được dự đoán sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 9,9% và dự kiến ​​đạt 29 tỷ USD vào năm 2024. 

Lĩnh vực thương mại điện tử của Đông Nam Á đạt mức tăng trưởng khổng lồ gần 600% - tăng từ 5,5 tỷ USD năm 2015 lên 38 tỷ USD năm 2019. Thậm chí, sự bùng phát của dịch COVID-19 đã nhanh chóng đẩy xu hướng này lên cao hơn.

Năm 2020, có thêm 40 triệu người bắt đầu sử dụng Internet trên khắp khu vực Đông Nam Á, nhưng nếu tính từ đại dịch cho đến nay thì khu vực này đã có thêm 70 triệu người mua sắm trực tuyến.

Trọng Trí (theo AFP, SCMP, CNBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI