Mua muối lộc đầu năm

12/02/2021 - 11:14

PNO - Người Việt Nam có truyền thống “đầu năm mua muối” với hy vọng những may mắn, mặn mà tốt đẹp sẽ đến với gia đình trong trọn một năm.

Từ lâu, muối đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống người Việt. Muối là kết tinh từ vị mặn của biển, từ những giọt mồ hôi, công sức của diêm dân. Muối còn là biểu tượng cho tình cảm thắm thiết, mặn nồng, sự gắn kết, no đủ.

Khởi đầu năm mới, nhiều người Việt thường mua muối với quan niệm, có được vị mặn của muối thì cả năm sẽ có được những may mắn, mặn mà, tốt đẹp. Mua được muối ngày đầu năm cũng là cầu mong tình cảm gia đình luôn được hòa thuận đậm đà; vợ chồng, con cái thêm gắn kết.

Trước đây, sáng mùng Một Tết, hầu hết các làng đều có người đi rao muối. Muối đựng trong bao dứa gai, chằng sau xe đạp. Tiếng rao “ai muối ơ” đã trở nên quen thuộc của ngày đầu năm.

Hiện nay, xu thế đón giao thừa ngoài đường phố, trong các đình, chùa… ngày một tăng nên việc bán muối đầu năm cũng có đôi chút khác. Muối không đong bằng bát - một bát muối có ngọn như mua từ người đi bán muối rong - mà được gói trong những túi zip nhỏ. Muối và diêm được đựng trong túi nhỏ thắt chỉ đỏ, và người bán gọi là muối lộc.

Và, người bán muối cũng không đơn thuần là tiểu thương ở chợ đi bán may mắn cho bà con ngày đầu năm nữa.

Mấy năm nay, khoảng 15 phút sau giao thừa  bà Quyên ở xã Quất Động, mấy năm nay, là bà có mặt ở đền Hai Ông Tướng (thôn Hòa Lương, xã Hà Hồi) ngồi bán muối. Sau giao thừa, ở nhà cũng không làm gì nên bà chọn đến xã khác bán muối, vừa là cách tham gia đón xuân cùng mọi người, vừa có thêm một khoản thu thời vụ.
Mấy năm nay, khoảng 15 phút sau giao thừa là bà Quyên (ở xã Quất Động) có mặt ở một ngôi đền ở xã Hà Hồi (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) để bán muối. Sau giao thừa, bà chọn đến xã khác bán muối, vừa là cách tham gia đón xuân cùng mọi người, vừa có thêm một khoản thu thời vụ.

 

Hai bạn trẻ này bán muối lộc ở cổng chùa Yên Phú đã được ba năm. Có mặt ở cổng chùa đúng thời khắc giao thừa để mời người đi lễ đầu năm mua muối lộc, hai cô gái xem đây là một cơ hội kinh doanh trong năm.
Hai bạn trẻ này bán muối lộc ở cổng chùa Yên Phú đã được ba năm. Có mặt ở cổng chùa đúng thời khắc giao thừa để mời người đi lễ đầu năm mua muối lộc, hai cô gái xem đây là một cơ hội kinh doanh trong năm.

 

 Muối, túi zip, diêm, túi thắt nơ đỏ được mua về, và các cô tự tay đóng muối, xếp diêm vào từng chiếc túi đỏ.
Muối, túi zip, diêm, túi thắt nơ đỏ được mua về, và các cô tự tay đóng muối, xếp diêm vào từng chiếc túi đỏ. Mỗi túi được bán với giá 10.000 đồng. Song khách đi lễ chùa đầu năm có thể tùy tâm mà trả nhiều hơn.

 

Bán muối đầu năm dường như đã có một sự “dịch chuyển”, khi mà người bán đang trẻ hóa. Hộp đựng muối, lửa cũng trang trí khác hơn, đa dạng hơn
Bán muối đầu năm dường như đã có một sự “dịch chuyển”, khi mà người bán đang "trẻ hóa". Hộp đựng muối cũng trang trí khác hơn, đa dạng hơn.

 

Hai thanh niên bán muối ở chùa Phú Cốc, hy vọng mọi người được vị mặn của muối mang đến những đậm đà trong trọn vẹn một năm, còn bản thân cũng thu về được những đồng tiền may mắn đầu năm mới.
Hai thanh niên bán muối ở chùa Phú Cốc, hy vọng mọi người được vị mặn của muối mang đến những đậm đà trọn vẹn một năm, còn bản thân cũng thu về những đồng tiền may mắn đầu năm mới.

 

Hình thức muối lộc có thể khác đi, song đầu năm mua muối vẫn là truyền thống không thể thiếu trong năm mới của người Việt
Hình thức "muối lộc" có thể khác, song "đầu năm mua muối" vẫn là truyền thống không thể thiếu trong năm mới của người Việt.

M.Tâm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI