Mưa lũ tràn vào nhà dân tại Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam

14/11/2023 - 13:06

PNO - Mưa to gây ngập lụt một số điểm tại các tuyến đường, ngầm tràn và nhà cửa của người dân tại Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam.

Sáng 14/11, ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị - cho biết, khuya 13/11, mưa lớn khiến nước sông Hiếu dâng cao và chảy xiết đã cuốn trôi đàn bò hơn 50 con của anh Nguyễn Văn Triều (ở thị trấn Cam Lộ). Nước lũ cũng cuốn trôi 56 con bò của ông Nguyễn Văn Triều, công tác tìm kiếm vẫn đang được triển khai.

Đến sáng nay , đến 9h sáng nay, đã tìm thấy 24 con bò (trong đó, 2 con đã chết)
Đến sáng 14/11, ông Triều đã tìm được 24 con bò (trong đó, 2 con đã chết)

Ông Triều cho biết, nhờ nhiều người hỗ trợ tìm kiếm và gọi điện báo tin, đến 9g sáng ngày 14/11, ông đã tìm được 24 con bò (trong đó, 2 con đã chết).

“Hôm qua, tôi đưa đàn bò đi thả ở bãi đất bên sông Hiếu, đường qua bãi đất này có một con suối. Lúc đi thì mực nước vẫn thấp, tôi còn lội suối đi về. Không ngờ sau đó lại lụt. Đến tối qua thì mưa to, nước sông dâng cao nên bò bị trôi" - ông Triều kể. 

Đập tràn khu tái định cư thôn Trăng Tà Puồng xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) ngập sâu trong lũ
Đập tràn khu tái định cư thôn Trăng Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) chìm sâu trong lũ

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị cho biết, trong 24 giờ qua, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to. Mưa to khiến hàng trăm ngôi nhà bị ngập lụt, hiện mực nước tại một số sông lớn trên địa bàn đang lên.

Theo thống kê ban đầu, huyện Cam Lộ có khoảng 800 hộ bị ngập, trong đó tập trung chủ yếu ở các xã Cam Hiếu, Cam Thủy, Cam Tuyền và thị trấn Cam Lộ. Mực nước lũ ngập nhà người dân cao nhất khoảng 60 - 80cm.

ngầm tràn vào thôn Tri xã Hướng Lập ngập lụt chia cắt
Ngầm tràn vào thôn Tri, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa ngập lụt 

Mưa lớn gây ngập 10 điểm tại huyện Đakrông (gồm ngầm tràn Ba Lòng, cầu tràn A Ngo - A Bung, ngầm tràn Tà Rụt - A Ngo, ngầm tràn A Rồng Trên, ngầm tràn A Đeng, ngầm tràn Ly tôn, cầu tràn La Tó, cầu tràn Húc Nghì, cầu tràn Đá đỏ, đường vào trung tâm xã A Vao) với mức 0,5 - 1,5m.

Nước lũ lên nhanh trong đêm nhiều nơi ở Cam Lộ người dân không kịp trở tay
Nước lũ lên nhanh trong đêm tại huyện Cam Lộ, ở nhiều nơi, người dân không kịp trở tay

Tại huyện Hướng Hóa có 4 điểm bị ngập từ 0,5 - 1,0m (gồm cầu tràn thôn Tả Xía, cầu tràn thôn Ván Ri, cầu tràn thôn Cheng và tràn bản Bù). Ngoài ra, khoảng 800 hộ dân tại huyện Cam Lộ bị ngập lụt. Cụ thể, tại xã Cam Tuyền có 300 hộ, xã Cam Hiếu có 310 hộ, xã Cam Thủy có 70 hộ, thị trấn Cam Lộ có 100 hộ và xã Cam Thành có 20 hộ.

Trong 6 giờ qua, lũ trên sông Bến Hải tại Gia Vòng đã đạt đỉnh, mực nước đỉnh lũ là 8,44m, xuất hiện lúc 1g ngày 14/11 trên BĐ2 0,44m. Mực nước trên sông Thạch Hãn đang lên.

Đường về xã Phong Bình (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) nước lũ lên nhanh
Đường về xã Phong Bình (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) nước lũ lên nhanh

Tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, mưa lớn trong sáng nay cộng hồ thủy điện điều tiết xả nước từ thượng nguồn cũng gây ngập úng cục bộ.

Nước lũ bắt đầu tràn lên đường trường THPT Trần văn Kỷ huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) cho học sinh nghỉ học
Nước lũ từ sông Ô Lâu bắt đầu tràn lên đường, Trường THPT Trần Văn Kỷ ở huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) chủ động cho học sinh nghỉ học

Hiện Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát lệnh yêu cầu thủy điện Hương Điền tăng lưu lượng vận hành điều tiết qua tràn và tuabin với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến khoảng từ 400 - 600m3/s. Thủy điện Bình Điền tăng lưu lượng vận hành từ 150 - 500m3/s. Hồ Tả Trạch duy trì lưu lượng vận hành điều tiết qua tràn và tuabin 250-700m3/s nhằm tiếp tục hạ dần mực nước hồ.

Rốn lũ xã Phong Hòa huyện Phong Điền nước lũ sông Ô Lâu tràn lên đường
Tại rốn lũ xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, nước lũ sông Ô Lâu tràn lên đường

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, từ 19g ngày 12/11 đến 7g ngày 14/11 trên toàn tỉnh lượng mưa từ 100-300mm. Khu vực vùng núi Nam Đông, A Lưới, Phong Điền mưa lớn với lượng mưa từ 330-480mm.

Các điểm có lượng mưa lớn như thủy điện Bình Điền (479mm), đập thủy điện Rào Trăng 4, huyện Phong Điền (481mm), Vườn quốc gia Bạch Mã, huyện Phú Lộc (450mm). Tại huyện Nam Đông, toàn bộ các vùng đều có lượng mưa lớn trên 300mm.

Theo Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế, học sinh toàn huyện Nam Đông trong ngày 14/11 phải nghỉ học vì mưa lớn gây ngập nhiều nơi. Tại một số vùng khác như huyện Phong Điền có một số điểm trường cũng nghỉ học do mưa lớn gây ngập đường.

Ông Lại Quốc Trình - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) cho biết, nhiều tuyến đường dẫn đến các điểm trường bị ngập nhiều đoạn, gây chia cắt gây nguy hiểm, bà con đi lại rất khó khăn.

Clip: Ngầm tràn vào thôn Tri, xã Hướng Lập bị ngập lụt, chia cắt điểm trường vào thôn 

Lũ làm sạt lở hơn 100m bờ sông, hàng trăm người dân đóng cọc tre chống sạt lở

Hơn 100 mét bờ sông Vu Gia đoạn qua thôn Khương Mỹ (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) bị sạt lở nặng nề, đe dọa hơn 200 hộ dân sống ở gần đó
Hơn 100m bờ sông Vu Gia đoạn qua thôn Khương Mỹ (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) bị sạt lở nặng nề, đe dọa hơn 200 hộ dân sống ở gần đó

Theo quan sát, khu vực sông Vu Gia đoạn qua thôn Khương Mỹ (Đại Cường, Quảng Nam) bị sạt lở gần 100m, ăn sâu vào bờ từ 4-5m. Nhiều vị trí sạt lở chỉ cách nhà ở của một số hộ dân khoảng hơn trăm mét. Chính quyền địa phương đã huy động gần 200 công an, dân quân tự vệ và người dân đổ bao tải cát, đóng cọc tre làm kè để gia cố vị trí sạt lở.

Người dân dùng cọc tre, bao tải cát để gia cố đoạn sông bị sạt lở
Người dân dùng cọc tre, bao tải cát để gia cố đoạn sông bị sạt lở

Ông Phan Phước Mơ - Chủ tịch UBND xã Đại Cường (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) - cho biết, mưa lớn kéo dài 2 ngày qua khiến nước thượng nguồn đổ về rất nhiều. Nhiều điểm trên bờ sông Vu Gia qua địa bàn đã bị sạt lở nghiêm trọng, đe dọa hơn 200 hộ dân.

 

Hơn 200 cán bộ công an, dân quân tự vệ địa phương đã được huy động xuống để giúp người dân gia cố bờ kè
Hơn 200 cán bộ công an, dân quân tự vệ địa phương được huy động giúp người dân gia cố bờ kè

“Tình trạng sạt lở này đã có từ năm ngoái nhưng vài ngày gần đây thì bắt đầu xâm thực mạnh, ăn sâu vào đất liền. Khu vực xảy ra sạt lở nằm ngay tuyến đường độc đạo vào thôn Khương Mỹ. Nếu tình trạng sạt lở vẫn diễn biến phức tạp và không có biện pháp tu bổ, sửa chữa kè kịp thời thì gần 200 hộ dân thôn Khương Mỹ sẽ đối mặt với nguy cơ bị cô lập hoàn toàn. Hiện địa phương đã báo cáo lên UBND huyện Đại Lộc tìm phương án xử lý” - ông Mơ nói.

 

cả những người phụ nữ cũng tham gia để làm bờ kè chống sạt lở, uy hiếp ngôi nhà của mình
Phụ nữ cũng tham gia làm bờ kè chống sạt lở

Bà Trương Thị Cẩm (trú thôn Khương Mỹ) cho biết, vào mùa mưa lũ, người dân ở đây rất lo lắng vì tình trạng sạt lở đất nên đã báo với chính quyền địa phương. “Khi lực lượng chức năng xuống chống sạt lở, chúng tôi cũng tham gia chặt tre, đổ cát, gia cố, chống sạt lở” - bà Cẩm nói.

Hiện tại, lãnh đạo UBND huyện Đại Lộc cùng Ban Phòng chống thiên tai và cứu nạn cứu hộ huyện đã đến kiểm tra và đưa ra phương án khắc phục tạm thời bằng đóng cọc tre, bao tải cát để giữ chân mái taluy, tạm không cho ảnh hưởng tuyến giao thông.

 

Hiện tại, đoạn kè cơ bản đã được gia cố. Sau khi qua mùa mưa, UBND huyện Đại Lộchuyện sẽ nghiên cứu tìm phương án khắc phục lâu dài
Hiện tại, đoạn kè cơ bản đã được gia cố, sau khi qua mùa mưa, UBND huyện Đại Lộc sẽ nghiên cứu tìm phương án khắc phục lâu dài

Ông Nguyễn Hảo - Bí thư huyện ủy Đại Lộc - cho biết, trước mắt đã chỉ đạo UBND huyện yêu cầu địa phương khẩn trương gia cố, khắc phục sạt lở. “Khi qua mùa mưa, huyện sẽ nghiên cứu tìm phương án khắc phục lâu dài, nếu vượt khả năng thì sẽ báo cáo UBND tỉnh Quảng Nam hỗ trợ kịp thời để không ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của các hộ dân nơi đây” - ông Hảo thông tin.

Nguyễn Dương

Thuận Hóa 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI