Một trái tim Bangladesh dũng cảm

26/04/2014 - 18:30

PNO - PNO - “Tôi phải giúp người dân Bangladesh”. Đó là điều mà Asif Mohiuddin, một trong những blogger nổi tiếng nhất ở quốc gia Nam Á này chia sẻ với Deustch Welle.

 Asif là người vô thần, anh sống trong những mối đe doạ vì đã chống lại những đạo luật khắt khe cùng những hủ tục của một quốc gia mà hầu hết là người Hồi giáo.

Mot  trai tim Bangladesh dung cam

Asif Mohiuddin (ảnh: Deustch Welle)

Anh là người sáng lập phong trào Shahbag, bảo vệ các nạn nhân trong cuộc đấu tranh tranh giành độc lập của Bangladesh năm 1971. Các lãnh đạo Hồi giáo xem Asif là cái gai khó diệt trừ. Mới đây, Asif đã nhận được học bổng và đang theo học ở Đức. Anh nói: “Ở đây, tôi cảm thấy được an toàn. Nhưng tôi tuyệt đối không cho người quen ở Bangladesh biết được địa chỉ chính xác của mình”. Asif kể rằng, vài ngày trước, người ta truyền nhau đọc một bài viết trên các trang mạng xã hội. Họ nói rằng họ đang tìm tôi ở Đức và một ngày nào đó, họ sẽ giết chết tôi. Tôi vẫn là kẻ thù của các lãnh đạo Hồi giáo ở Bangladesh.

Năm 13 tuổi, Asif đọc và hoàn toàn tin vào kinh Koran. Đây được xem là văn bản pháp luật có giá trị nhất của người Hồi giáo. Sau đó, anh nhiều lần chứng kiến những điều kinh khủng mà phụ nữ và chính những người tin theo Hồi giáo bị đối xử. Nó khiến anh cảm thấy hoang mang, thất vọng. Bên cạnh quy định hợp lý thì vẫn tồn tại điều luật trái ngược với đời sống hiện đại.

Trên blog của mình, Asif phản đối nội dung của đoạn 34, chương 4 của kinh Korran, theo đó, người đàn ông có quyền đánh vợ nếu cô ấy không phục tùng chồng mình. Chẳng ai có thể cho mình đặc quyền được dùng vũ lực với người khác.

Mot  trai tim Bangladesh dung cam

Asif Mohiuddin ở Đức (ảnh: NDR)

Ngoài ra, Đạo Sharia do Thánh Allah ban hành ghi rằng sẽ giết một người nếu họ có ý định rời bỏ Hồi giáo. Asif phản đối điều luật này, chỉ trích dữ dội qua các bài viết của mình. Điều này đã khiến những người đứng đầu Hồi giáo giận dữ. Giọt nước tràn lý khi Asif nêu đích danh một số lãnh đạo trong các đảng phái chính trị Hồi giáo để chỉ trích. Một trong số đó đã ra lệnh bắt Asif. Nhóm Ansarullah Bangla nhận nhiệm vụ “kết liễu” Asif. Thế nhưng, lần đầu tiên gặp Asif, họ đã bị anh thuyết phục. Họ hẹn một dịp khác sẽ… tấn công Asif. Điều này qua thực là bất ngờ lớn nhất Asif từng gặp.

Asif chia sẻ, mục đích hoạt động của anh không phải thuyết phục mọi người rời bỏ Hồi giáo, hướng theo chủ nghĩa vô thần như anh. Điều anh mong muốn là những đạo luật của Hồi giáo, nhất là việc áp dụng luật Sharia cần loại bỏ một số chi tiết đã tồn tại cả 1.400 năm nay. Asif thằng thừng nói “không” với hình thức xử lý kẻ cắp bằng cách chặt đứt bàn tay của anh ta hay ném đá cho đến chết những phụ nữ ngoại tình. Theo luật Sharia thì phụ nữ cũng không được học hành và ra ngoài.

Khi được hỏi về dự định sắp tới của mình, Asif cho biết rằng sau khi hoàn thành việc học ở Đức, anh sẽ quay về Bangladesh. Anh quan tâm tới số phận của người dân Hồi giáo trên thế giới nhưng việc đầu tiên phải làm cho lý tưởng này là giúp đỡ người dân Bangladesh. Anh muốn Bangladesh là một quốc gia tiến bộ hơn về mặt tư tưởng, có thể hội nhập với nền văn hoá thế giới. Asif nói: “Chúng ta không thể sống khép kín và đi theo lối mòn mãi được. Chúng ta cần tháo bỏ những điều cản trở sự phát triển của chính chúng ta”.

THIÊN NHƯ (Deustch Welle)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI