Một ngày rong chơi ở Gành Hào

05/06/2024 - 11:55

PNO - Nhiều điều thú vị chờ đợi du khách ở thị trấn ven biển lâu đời và nhỏ bé phía Nam của Tổ quốc.

Nổi tiếng trong những câu ca ngọt mềm như nhung lụa của bài hát Về Gành Hào nhớ điệu hoài lang nhưng ít ai biết rằng, thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) cũng là một địa điểm du lịch thú vị. Nếu có dịp, du khách có thể dành trọn một ngày để khám phá Gành Hào, một thị trấn ven biển lâu đời và nhỏ bé phía Nam của Tổ quốc.

Đường về thị trấn Gành Hào. Từ thành phố Bạc Liêu, du khách có thể tới Gành Hào thuận tiện nhất bằng đường ven biển với quãng đường gần 40 cây số. Hiện ở Gành Hào cũng có một vài khách sạn, nhà nghỉ quy mô nhỏ có thể phục vụ du khách.
Đường về thị trấn Gành Hào. Từ thành phố Bạc Liêu, du khách có thể tới Gành Hào thuận tiện nhất bằng đường ven biển với quãng đường gần 40km. Hiện ở Gành Hào cũng có một vài khách sạn, nhà nghỉ quy mô nhỏ có thể phục vụ du khách.

Một đoạn ngã ba sông Gành Hào ở gần cửa biển. Đây là con sông tự nhiên và cũng là một phần ranh giới hành chính giữa tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Hiện có dự án xây dựng cầu thay thế chuyến phà qua sông nhưng chưa hoàn thành.
Một đoạn ngã ba sông Gành Hào ở gần cửa biển. Đây là con sông tự nhiên và cũng là một phần ranh giới hành chính giữa tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Hiện có dự án xây dựng cầu thay thế chuyến phà qua sông nhưng chưa hoàn thành.

Địa điểm nổi tiếng nhất ở thị trấn Gành Hào là nhóm di tích Miếu bà Thiên Hậu và Lăng Ông Nam Hải. Cả hai tín ngưỡng thờ cúng này đều đặc trưng cho nhiều cộng đồng người dân sinh sống ven biển nói chung và Gành Hào nói riêng. Tại đây, du khách có thể tham quan và tìm hiểu thêm về đời sống văn hóa, tín ngưỡng từ lâu đời của người dân Gành Hào, trong đó có cộng đồng nhỏ người Hoa.
Địa điểm nổi tiếng nhất ở thị trấn Gành Hào là nhóm di tích Miếu bà Thiên Hậu và Lăng Ông Nam Hải. Cả hai tín ngưỡng thờ cúng này đều đặc trưng cho nhiều cộng đồng người dân sinh sống ven biển nói chung và Gành Hào nói riêng. Tại đây, du khách có thể tham quan và tìm hiểu thêm về đời sống văn hóa, tín ngưỡng từ lâu đời của người dân Gành Hào, trong đó có cộng đồng nhỏ người Hoa.

Du khách sẽ được chiêm ngưỡng cá thể cá Ông lớn nhất Việt Nam được ướp xác nguyên vẹn và lưu giữ từ hàng chục năm qua. Mặc dù tục thờ cá Ông xuất hiện rất nhiều ở các cộng đồng ven biển miền Nam, miền Trung nhưng hầu hết đều chỉ là xương cá Ông. Riêng ở Gành Hào người dân đã rất kỳ công ướp xác, giữ nguyên vẹn cá thể cá Ông hàng chục tấn để thờ cúng. Ngoài ra, lễ hội này cũng thu hút rất đông du khách.
Trong khu vực này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cá thể cá Ông lớn nhất Việt Nam được ướp xác nguyên vẹn và lưu giữ từ hàng chục năm qua. Mặc dù tục thờ cá Ông xuất hiện rất nhiều ở các cộng đồng ven biển miền Nam, miền Trung nhưng hầu hết đều chỉ là xương cá Ông. Riêng ở Gành Hào người dân đã rất kỳ công ướp xác, giữ nguyên vẹn cá thể cá Ông hàng chục tấn để thờ cúng. Ngoài ra, lễ hội này cũng thu hút rất đông du khách.

Bờ kè Gành Hào (còn gọi là đê biển) được xây dựng khá kiên cố, bao bọc phía ven sông, biển của thị trấn, kéo dài khoảng năm cây số. Tại đây có nhiều quán ăn uống với các đặc sản của vùng ven biển phục vụ du khách. Xin có một lưu ý nhỏ, cũng như nhiều vùng ven biển khác ở miền Tây Nam bộ, biển Gành Hào cũng không thích hợp để tắm biển.
Bờ kè Gành Hào (còn gọi là đê biển) được xây dựng khá kiên cố, bao bọc phía ven sông, biển của thị trấn, kéo dài khoảng 5km. Tại đây có nhiều quán ăn uống với các đặc sản của vùng ven biển phục vụ du khách. Xin có một lưu ý nhỏ, cũng như nhiều vùng ven biển khác ở miền Tây Nam bộ, biển Gành Hào không thích hợp để tắm biển.

Tại bờ kè Gành Hào du khách có thể ngắm biển và những cột điện gió, một “đặc sản” của vùng đất Bạc Liêu. Mặc dù không có hàng trăm cây cột điện gió như khu vực Nhà Mát, Hoà Bình nhưng các cây điện gió này cũng giúp cho thị trấn thêm đẹp hơn, bên cạnh nguồn năng lượng tái tạo.
Tại bờ kè Gành Hào du khách có thể ngắm biển và những cột điện gió, một “đặc sản” của vùng đất Bạc Liêu. Mặc dù không có hàng trăm cây cột điện gió như khu vực Nhà Mát, Hòa Bình nhưng các cây điện gió này cũng giúp cho thị trấn thêm đẹp hơn, bên cạnh nguồn năng lượng tái tạo.

Ngoài những đồ hải sản ven biển, tới Gành Hào nói riêng và vùng đất phía Nam của Tổ quốc này nói chung, du khách có thể thưởng thức lịch biển. Nhìn bên ngoài, lịch biển có hình dáng tương tự con lươn nhưng sinh sống trong môi trường nước lợ ven biển. Lịch biển được người dân bày bán khắp nơi ở Gành Hào cũng như các nơi khác ở Bạc Liệu, Cà Mau.
Ngoài những đồ hải sản ven biển, tới Gành Hào nói riêng và vùng đất phía Nam của Tổ quốc này nói chung, du khách có thể thưởng thức lịch biển. Nhìn bên ngoài, lịch biển có hình dáng tương tự con lươn nhưng sinh sống trong môi trường nước lợ ven biển. Lịch biển được người dân bày bán khắp nơi ở Gành Hào cũng như các nơi khác ở Bạc Liêu, Cà Mau.

Ngoài lịch biển, đặc sản nữa của Gành Hào là tôm khô. Khác với tôm khô mà người ta thường thấy, tôm khô ở Gành Hào thường để nguyên con. Đặc sản này được người dân tạo ra từ tôm sắt biển nên ăn ngon hơn rất nhiều tôm khô đã bóc vỏ bày bán ở nhiều nơi khác.
Ngoài lịch biển, đặc sản nữa của Gành Hào là tôm khô. Khác với tôm khô mà người ta thường thấy, tôm khô ở Gành Hào thường để nguyên con. Đặc sản này được người dân tạo ra từ tôm sắt biển nên ăn ngon hơn rất nhiều tôm khô đã bóc vỏ bày bán ở nhiều nơi khác.

Bài và ảnh: Đoàn Đại Trí

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEsaigonanvatvi /strCate=saigonanvat
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEangididauvi /strCate=angididau