Giữa cái oi ả của trưa hè, tiếng rao dài vọng lại réo rắt. Chẳng biết tự khi nào, thứ âm thanh ấy lại khiến lũ trẻ xóm tôi thấp thỏm.
Lũ trẻ tắm mưa cùng tôi ngày ấy nay đã làm cha mẹ, đã đi xa khỏi lũy tre làng, nhưng chắc tuổi thơ tắm mưa mãi mãi in sâu.
Những ngôi nhà cũ đã nằm lại trong quá khứ. Nhưng trong ký ức mọi người, có lẽ chẳng làm sao phai được tháng ngày gian nan ấy.
Đó là chiếc máy cát-sét cũ, tuổi đời hơn cả số tuổi anh em tôi cộng lại. Nhờ nó mà tôi có thể quay lại với những kỷ niệm tuổi thơ.
Có một ánh đèn luôn khiến tôi chập chờn, miên man giấc ngủ. Cái ngọn sáng mỏng manh, leo lét, nhưng bền bỉ da diết ấy chính là đèn quê.
Nhà văn hóa Thanh Niên mở một phòng lab chuyên dạy internet cơ bản, học chỉ trong vài ngày. 2 đứa quyết định ghi danh “xóa mù”.
Buổi họp lớp đại học sau gần 30 năm ra trường rôm rả bởi đủ thứ chuyện. Tôi vừa xuất hiện thì đám bạn ồ lên: “Đại ca tàu chui đến rồi”.
Tôi sắm cái ti vi 40 inch, con gái bảo sao hình vẫn nhỏ. Kể lại chuyện cái ti vi đen trắng ngày xưa có 9 inch, con tròn mắt ngạc nhiên.
Thời trung học, những ngày gần hè, chúng tôi vẫn háo hức, nhặt hoa phượng rơi làm bướm. Trên chiếc giỏ xe là nhánh phượng đỏ rực vừa được tặng.
Những bộ phim chiếu nơi sân bãi một thời thực sự giúp con người hướng tới những thực thể văn minh, tiến bộ hơn trong thế giới bao la...
Ngày mưa tầm tã, ba cha con mình lầm lũi giữa cơn mưa. Ba gồng mình đạp xe trong khi gió giật tấm áo mưa kêu phần phật.
Mẹ tôi bảo cuộc đời mẹ hạnh phúc nhất là lúc được ba tôi mua tặng chiếc áo sơ mi màu trắng - chiếc áo mẹ tôi mặc vào ngày cưới.
Thời bao cấp, cơ quan ba tôi năm nào cũng nuôi vài con heo, để tết đến là xẻ thịt chia cho nhân viên.
Trong giấc mơ của tôi luôn có cảnh mấy anh em ngồi quanh bộ ghế salon sau bữa cơm, nói đủ thứ chuyện. Ở đó có nhiều tiếng cười...
Tôi không sao quên được mùi gạch khi chưa vào lò. Mùi của đất đai gần gũi. Mùi của nắng gió miền đồng.
Ba tôi đã trao chiếc máy ảnh mà ông yêu quý hơn tất thảy những vật dụng ông có cho các anh chị nhân viên Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá.
Mỗi dịp cuối năm, nhà tôi lại dọn dẹp “cái gì không dùng nữa, thì bỏ đi”, riêng với quà cưới, món nào hư hỏng được xếp trong thùng, cất vào kho”.
Những đứa trẻ được sinh ra thời kỳ công nghệ số không bao giờ tưởng tượng được ba má chúng đã trải qua tuổi thơ dữ dội như vậy.
Những bộ quần áo mới có mùi thơm một cách kỳ lạ. Mùi thơm tho tươm tất ấy đi cả vào trong giấc mơ của những đứa trẻ nghèo...
Trong các trò chơi ngày đó, chúng tôi thường chọn “chơi u” vì trò này có chút “bạo lực” và hấp dẫn.
Thời nghèo khó, vật dụng sinh hoạt trong nhà, ngoài những món bắt buộc phải mua, còn lại hầu như do một tay mẹ tôi "chế tác". Gối nằm cũng vậy.
Hồi đó, việc vạch cỏ lượm vỏ đạn ven Quốc lộ 20 đổi kem vẫn là “việc nhẹ đãi ngộ cao” của lũ trẻ chúng tôi.
Với những đứa trẻ lớn lên trong những ngày tháng mẹ miệt mài đan áo như chúng tôi, sợi len màu luôn là những đốm lửa nhỏ lạc quan...
Sự tiện lợi và hiện đại dường như đã lấy đi một thú vui giản dị: đi mướn sách.
Hễ cứ đụng đến cái ti vi cũ để trong góc nhà là chồng tôi can: “Đừng bỏ nó!”.