Bà Hoàng năm nay đã ngoài bảy mươi, nhưng trông bà vẫn rất nhanh nhẹn, hoạt bát. Mọi việc trong nhà, từ nấu ăn giặt giũ đến cơm nước đều một tay bà lo liệu. Thế nhưng ông Khang – chồng bà, sau một lần đột quỵ, sức khỏe ông xuống cấp hẳn. Cứ trái gió trở trời, lại thấy ông nằm bẹp giường, ốm yếu, phụ thuộc hoàn toàn vào người vợ của mình.
Bà Hoàng vẫn tận tình cơm nước ngày ba bữa cho chồng, nhưng trong ánh mắt của bà luôn có một nỗi buồn rất xa xăm, những bát cơm xới cho ông cũng tuyệt nhiên không có một lời mời vui vẻ nào. Căn nhà của ông bà thường chìm trong sự tĩnh lặng như tờ, lâu lắm mới nghe thấy tiếng đài hoặc tiếng tivi được bật lên, hoặc tiếng ông Khang ho lụ khụ. Người ta hiếm khi thấy hai ông bà già ngồi bên cốc nước chè nói chuyện, tâm sự với nhau như hai người bạn đời.
Ảnh minh họa
|
Những ngày tháng Chạp cách đây 15 năm, gia đình ông bà bắt đầu chìm trong bầu không khí nặng nề. Đó là một buổi tối ngoài ngày 20 âm, có người đàn bà dắt cô con gái đến nhà ông Khang để ăn vạ. Nguyên do là không biết ông Khang chơi bời như thế nào, để cô gái tâm thần không ổn định, mới 17 tuổi – con của người đàn bà ấy có bầu. Khi mẹ phát hiện và hỏi về chủ nhân của cái thai trong bụng đã lớn vượt mặt, thì cô gái liền dắt mẹ đến thẳng nhà ông Khang.
Tối ấy, vừa mở cửa cho khách vào, bà Hoàng chưa hiểu chuyện gì thì đã thấy cô gái chạy lại ôm lấy ông Khang rất thân thiết. Thế nên không cần phải chứng cớ gì nữa thì chuyện cũng đã rõ. Ông Khang đi “tòm tem” bên ngoài, khiến con gái nhà người ta có bầu. Mà đấy lại là một cô gái thần kinh không bình thường, chưa đầy 17 tuổi. Dáng vóc cô gái ấy phát triển, nảy nở bình thường nhưng đầu óc lại không được minh mẫn.
Ông Khang đã dặn là đừng nói cho ai biết chuyện xảy ra trên cánh đồng ngô. Nhưng cô gái ấy vẫn bô bô kể ra giữa nhà ông, khi có mặt cả vợ ông ở đó, còn diễn tả làm thế này, thế này này. Mẹ cô gái ấy đương nhiên khóc lóc thảm thiết, đòi ông Khang phải đền bù cho con gái mình, nếu không sẽ kiện cho ông đi tù mọt gông. Ông Khang xấu hổ, im lặng không dám nói lời nào, lén nhìn sang vợ, chỉ thấy bà Hoàng ngậm chặt miệng, mặt tím tái vì giận.
Rồi ông Khang cũng thuyết phục được mẹ con cô gái kia về, có gì ngày mai sang nói chuyện. Đóng cửa lại, ông quỳ xuống xin bà Hoàng tha thứ. Nhưng bà Hoàng chỉ nói một câu: .
Nói xong, bà lại lẳng lặng xuống bếp, tiếp tục công việc của mình. Không biết bà có khóc nhiều, có đau đớn lắm hay không, chỉ biết là bà dần rơi vào trạng thái lầm lì, ít nói. Ngày ấy, chuyện ly hôn vẫn chưa phổ biến, thường thì người ta cứ chịu đựng nhau trong một mối quan hệ có khi chẳng khác gì địa ngục như thế.
|
Ảnh minh họa |
Hai ngày sau, đúng đêm 30 tết thì người đàn bà kia dắt theo con gái đến đập cửa nhà bà Hoàng sầm sầm. Hóa ra, con gái bà đau bụng, có dấu hiệu sắp đẻ đến nơi. Tiền không có, bà tìm đến ông Khang bắt vạ. Ông Khang lúng túng, không biết làm thế nào vì xưa nay vợ đẻ hai đứa con, ông đều đi xa chẳng bao giờ có mặt ở nhà.
Ông nhìn sang bà Hoàng cầu cứu. Rồi như động lòng trắc ẩn, bà Hoàng vội vàng chạy vào buồng, đào dưới bồ thóc một cái đãy đựng tiền rồi đi cùng chồng và mẹ con nhà kia đến trạm xá. Cô gái trẻ được đưa vào phòng sanh, đau, khóc váng trời váng đất, vừa kêu vừa chửi, trong tiếng vang khắp cả hành lang có cả tên ông Khang.
Khoảng ba tiếng sau thì nghe tiếng khóc oe oe. Một bé trai nặng gần 3kg xinh xắn chào đời. Rồi bà Hoàng bất ngờ bảo chồng về đi, để đấy bà lo liệu nốt. Bà chăm sóc cô gái tận tình như con của mình, vì nghĩ cũng thương cho một cuộc đời thật xót xa, đau khổ.
Bà cũng bế đứa bé, ôm ấp yêu thương như đứa cháu của mình vậy. Bỗng nhiên, bà vỡ nhẽ ra rằng cô gái ấy và sinh linh bé bỏng bà đang bế trên tay thật chẳng hề có tội tình gì để mình phải thù ghét. Tất cả đều do chồng bà gây ra, nên nếu oán, bà oán mỗi chồng thôi là đủ.
|
Ảnh minh họa |
Sau hôm đấy, bà thậm chí còn bán hết thóc lúa, bán cả đôi lợn nái vừa mới đẻ để gom tiền lại, đưa sang nhà cô gái mà có gọi là nhân tình của chồng thì cũng đúng. Bà Hoàng đưa tiền cho mẹ cô gái, bàn với họ nên chuyển vào miền Nam, nơi có họ hàng, người thân ở gần mà sống, mà làm lại cuộc đời từ đầu chứ đừng sống lay lắt trong cái làng này nữa. Rồi sau khi cân đo thiệt hơn, thì ba mẹ con bà cháu nhà ấy cũng dắt díu nhau đi khi thằng bé vừa tròn 4 tháng tuổi.
Bà Hoàng tận nghĩa đến cùng với nhân tình của chồng như thế. Nhưng đối với chồng, bà lại hoàn toàn không thể tha thứ được. Bà ôm nỗi oán chồng một đời. Để rồi từ một người vợ vui vẻ, bà trở thành người lầm lì, hỏi gì nói nấy, chẳng bao giờ chủ động bắt chuyện hay bàn bạc chuyện gì với ông Khang.
Nhiều bận ức chế, ông Khang chửi rủa, đánh mắng, nhưng bà Hoàng cũng mặc kệ, cùng lắm chỉ tránh đi. Như thế, mà đã được hơn 15 năm. Vậy mới nói, sự oán giận bên trong người đàn bà thật đáng sợ, một khi đã có, là cả đời không tha.
Cát Tường