Một chiếc thuyền con lội ngược dòng

18/02/2016 - 07:59

PNO - “Chặng đường này cay đắng không sao kể xiết!”. Cay đắng ấy cũng chính là hành trình trở lại với đời của anh - một người từng lầm lỗi…

Hàm Thuận Nam, Bình Thuận, những ngày nắng bưng đầu. Dẫn tôi vào giữa vườn thanh long bạt ngàn, anh Trần Văn Dần chỉ ra xa: “Phần tôi gần 3.500 gốc. Chẳng “xi-nhê” gì so với các “đại gia thanh long” vùng này, nhưng mình cứ từng bước tiến lên thôi”.

- Thu nhập thì sao anh?

- Một năm ba mùa, mỗi mùa 22-25 tấn, giá dao động mười ngàn đến vài chục ngàn đồng/ký, 500 triệu đến trên dưới 1 tỷ đồng/năm. Tùy!

Tôi lục lại thông tin được cung cấp bởi trại giam Thủ Đức - nơi anh Dần thụ án năm xưa, ngạc nhiên: “Từ căn nhà chỉ hơn 10m2 với 300 gốc thanh long, anh đã làm thế nào để giờ thành một “khu rừng” trù phú với ngôi nhà không thể khang trang hơn?”.

Anh mỉm cười nhưng chợt trầm ngâm: “Chặng đường này cay đắng không sao kể xiết!”. Cay đắng ấy cũng chính là hành trình trở lại với đời của anh - một người từng lầm lỗi…

Mất mát

“Án giết người nghe có sợ không?” - anh nhìn tôi, ánh mắt nặng trĩu. “Sợ chứ! Bởi thế tôi không trách những người đã xa lánh, xóc xỉa tôi trong buổi đầu mới quay về” - không cần nghe tôi trả lời, anh tự đáp.

Từng tiếp xúc với nhiều phạm nhân mãn tù, phạm nhân đang thi hành án ở trại giam, tôi hiể u tâm lý chung của họ là nỗi ám ảnh và cảm giác bất lực khi chứng kiến mọi thứ mình từng có vỡ tan; nhất là sự đổi thay của lòng người. Ngay cả khi đã khép lại chặng đời buồn, nhìn về tương lai, họ vẫn mặc cảm, bất an, hoảng sợ. Đó là nguyên nhân khiến các diễn đàn, các trung tâm hỗ trợ dành cho phạm nhân mãn án luôn kêu gọi sự chung tay giúp đỡ họ.

Người đàn ông nhỏ thó, đen đúa - “hậu quả” của mấy năm dốc lực làm lại đời mình, đang đứng bên tôi cũng xác nhận, ngay lúc này, cảm giác ứ nghẹn vẫn nguyên vẹn trong anh như ngày anh được đặc xá, vừa bước chân lên chuyến xe hồi gia, đã nghe tiếng ai đó buột miệng: “Sợ nhất những thằng tù về!” - một gáo nước lạnh dội lên niềm vui ngày về của anh. “Tôi muốn nói gì đó để thanh minh” - anh chùng giọng, nhưng rồi anh đã chọn im lặng vì biết đó chỉ là khởi đầu của những buồn tủi đang chờ mình, là cái giá phải tiếp tục trả cho những tội lỗi trước kia.

Khi đó anh 23 tuổi, đang có một gia đình hạnh phúc. Anh giết người trong một lần gây nhau với người lạ. 18 năm tù giam. Vợ anh, sau bốn năm thăm chồng, đã không còn kiên nhẫn. “Có phải em đã mệt mỏi?” - anh hỏi vợ và xót xa nhận lại cái gật đầu ái ngại. Một hôm, chị thăm anh với lá đơn ly hôn trên tay. Không một lời hờn trách vì anh đã nhiều lần thử đặt mình vào hoàn cảnh đợi chờ mỏi mòn của vợ, nhưng anh vẫn rất buồn, nằm liệt.

Cơn đau chưa nguôi, một tháng sau, anh nhận tin cha mất. Bất lực, anh ngó trời bật khóc. Nhưng rồi mong muốn phải về sớm để thắp nén hương cho cha đã vực anh dậy. Nhờ cải tạo tốt, ngày 2/9/2007 anh được đặc xá trước hạn, sau 10 năm cải tạo. Anh nhớ lại: “Đón tôi là niềm vui của mẹ già và không ít nụ cười ái ngại, xã giao của làng xóm”. Vợ cũ của anh cũng đến chúc mừng, khóc: “Đâu biết anh về sớm để tiếp tục chờ”. Sau ngày đưa lá đơn cho anh, chị đã đi thêm bước nữa.

Đứng lên

Ở Hàm Thuận Nam, trồng thanh long là cách mưu sinh phổ biến của người dân. Vì thế, bài toán tương lai của anh Dần không nằm ngoài ý định khôi phục mảnh vườn mấy chục mét vuông đã hoang tàn sau mười năm vắng chủ. Vốn liếng ngày trở về của anh chỉ có 35.000 đồng ban giám thị trại giam cho và 2,9 triệu đồng tiền lương nhờ thời gian được làm việc cho một công ty liên kết với trại giam. “Đủ thuê máy móc xới lại mảnh vườn, còn phân bón và hệ thống tưới tiêu phải… nghĩ thêm” - anh nhớ lại.

Thiếu thốn trăm bề, anh Dần xoay xở bằng cách đêm thức làm việc của mình, ngày đi chở cát thuê. Nửa năm, vườn thanh long hơn 100 gốc của anh hồi sinh... Nhưng, sự hồi sinh của vườn thanh long chỉ mới giúp anh tạm gượng dậy, chứ chưa thể thành động lực thúc đẩy anh đến những thành công bây giờ? - tôi gợi hỏi.

Mot chiec thuyen con loi nguoc dong
Vợ chồng anh Dần - chị Hằng

Anh cười buồn xác nhận. Hóa ra sự đời vốn khó lường, trái tim ngỡ đã chai sạn của Dần bất ngờ rung động trước chị Nguyễn Thị Hằng - một người chung xóm, vốn cảm thông với hoàn cảnh của anh. Dần cũng thương cảnh vất vả góa bụa, con thơ của Hằng. Tình cảm đó đã khởi đầu cho bao đắng cay, chua chát. Người phụ nữ anh yêu đối mặt lời đàm tiếu: “Hết đàn ông hay sao mà chọn cái thằng bỏ đi ấy?”. Nhiều người không ngần ngại nói ngay vào mặt anh: “Tha cho cô ấy đi! Thân thế vậy sao quen cô ấy được?”.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI