Một bà mẹ ở Hà Nam sinh được con, nhờ đông lạnh trứng bằng phương pháp mới

04/04/2017 - 19:30

PNO - Kỹ thuật đông lạnh trứng bằng thủy tinh hóa mới vừa được Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội áp dụng thành công, giúp sản phụ lần đầu có con sau nhiều năm chữa hiếm muộn.

“Mình đang suy nghĩ, có nên lấy tên bác sĩ đặt cho con để tỏ lòng biết ơn không. Nhưng nếu không có kỹ thuật trữ đông trứng mới này, có lẽ giây phút này vợ chồng mình cũng chưa thể có con”, sản phụ Đỗ Hoài Thu (28 tuổi, nhà ở tỉnh Hà Nam) hồ hởi kể. 

Hết 200 triệu, tinh trùng vẫn không chịu gặp trứng

Bé gái con của chị Thu vừa chào đợi nặng 3,3kg và hiện bé đã được 8 ngày tuổi. Đây là em bé đầu tiên tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội chào đời từ trứng đông lạnh. Và cũng là lần đầu tiên, chị Thu được làm mẹ suốt 5 năm kiếm tìm.

Hồi nhớ lại quá khứ, chị Thu kể, sau hơn một năm lấy chồng, chị vẫn không thể có thai nên bao nhiêu tiền dành được vợ chồng chị quyết định đi làm thụ tinh trong ống nghiệm. Bác sĩ phát hiện chị bị buồng trứng đa nang sẽ khó có con và dùng kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng trứng nhưng trứng vẫn từ chối gặp tinh trùng.

Mot ba me o Ha Nam sinh duoc con, nho dong lanh trung bang phuong phap moi

Đến nhiều lần sau, các bác sĩ canh chu kỳ trứng rụng để bơm tinh trùng nhưng vẫn thất bại. Hơn 200 triệu tích lũy và vay mượn bà con, bạn bè… cũng ‘đội nón’ ra đi nhưng bụng vẫn xẹp lép.

Đến khi được 80 triệu đồng, vợ chồng chị lại lần mò từ Hà Nam lên Hà Nội để kiếm con. Cuối tháng 6/2016, chị Thu đến Bệnh viện Bưu Điện để chọc trứng. Tuy nhiên, lấy trứng xong thì chồng chị không thể đến để lấy tinh trùng.Hai vợ chồng đều làm công nhân cho nhà máy xi măng, không còn tiền để đến các bệnh viện ‘kiếm con’.

Chán nản nhưng chị không bỏ cuộc, chị nghĩ do số mình chưa có con. Chị bắt đầu về quê đi chùa mỗi tháng một lần, rồi tìm đủ loại lá cây để uống, hết thuốc nam chị lại tìm thuốc bắc nhưng vẫn không đậu thai.

Vừa khoe con, chị Thu bật cười: “Chẳng hiểu sao, lần nào cũng vậy, ảnh lấy tinh trùng tại bệnh viện đều khó khăn hoặc không được. Có lẽ ảnh vừa lo lắng sức khỏe cho vợ vì mới chọc vào hút trứng nên không ra… được”.

Trong tình huống éo le này, các bác sĩ quyết định trữ đông trứng của chị Thu bằng phương pháp đông lạnh mới nhất. Và chờ đến khi nào chồng chị cung cấp “con giống” sẽ thực hiện thụ tinh.

Một tháng sau, khi chồng chị hít thở sâu, đã bình tĩnh hơn và quyết tâm đến bệnh viện lấy tinh trùng ra thì lúc đó trứng của chị Thu bị hư đến 4 trứng, bác sĩ nhanh chóng đem 13 trứng đi thụ tinh và thành công đến 5 phôi.

Mot ba me o Ha Nam sinh duoc con, nho dong lanh trung bang phuong phap moi


Ngày thứ 22 siêu âm đã thấy có túi thai, 28 ngày có tim thai, đến khi sinh con khỏe mạnh cả hai vợ chồng không cầm được nước mắt vì vui sướng. Sau bao nỗ lực cuối cùng mái nhà của chúng em đã có tiếng cười trẻ con. Tôi không quan trọng là con trái hay con gái, miễn có con là quá vui rồi”, chị Thu kể trong niềm hạnh phúc.Bệnh viện chuyển 2 phôi vào tử cung chị Thu. Khi quyết định đông trứng, các bác sĩ giải thích là chưa có ca nào thành công từ trứng trữ đông nhưng cứ thử áp dụng. “Tôi hy vọng là mình may mắn và thực sự may mắn đó đã đến. Bác sĩ dặn sau chuyển phôi 14 ngày thì thử máu, hồi hộp quá nên mới 12 ngày tôi và chồng chở nhau đi thử máu và phát hiện có thai.

Kể từ ngày có thai, anh bắt chị nghỉ việc và chỉ lo ở nhà dưỡng thai. Đến khi sinh, chị cũng chọn Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội để gửi gắm niềm tin. Chia sẻ với báo Phụ Nữ, chị phân vân: “Tôi đang suy nghĩ đặt tên gì cho con. Có nên lấy tên bác sĩ để tỏ lòng biết ơn cho người đã giúp em làm mẹ hay không đây”.

Trứng chứa nhiều nước nên khó trữ đông

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Trưởng Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội, cho biết kỹ thuật đông lạnh trứng bắt đầu n từ những năm 80 của thế kỷ trước nhưng cho đến gần đây, tỷ lệ trứng thoái hóa sau đông lạnh vẫn còn cao.

Một nghiên cứu khác cũng công bố, tỷ lệ có thai lâm sàng của phôi từ nhóm trứng đông bằng phương pháp đông lạnh thủy tinh hóa vitri cation cao gấp 4 lần so với nhóm trứng đông theo phương pháp chậm cổ điển.

Phương pháp đông lạnh thủy tinh hóa vitri cation (nhanh hơn phương pháp đông phôi/trứng cổ điển khoảng 600 lần) khi áp dụng cho đông trứng sẽ giúp loại trừ việc hình thành các tinh thể đá này, giảm thiểu tỉ lệ trứng thoái hoá sau rã đông.

Đây là trở ngại lớn nhất cho việc áp dụng phương pháp đông trứng trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Bởi trứng chứa rất nhiều nước, nên khi đông trứng, việc hình thành các tinh thể đá nội bào sẽ phá hủy cấu trúc của tế bào trứng.

Ngoài ra, đông trứng còn mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ chưa chịu lấy chồng sớm. Có nhiều người phụ nữ do mải mê công việc, do chưa gặp được người đàn ông của cuộc đời mình, mà có thể lỡ đi cơ hội làm mẹ.Theo bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, ca đông trứng thành công của chị Thu sẽ tạo tiền đề thuận lợi đối với việc áp dụng phương pháp đông trứng khi cần cho bệnh nhân.

Trong một số trường hợp, phương pháp này có ý nghĩa nhân văn rất to lớn: bảo toàn cơ hội làm mẹ cho bệnh nhân nữ bị ung thư, chuẩn bị được điều trị bằng hóa trị, xạ trị. Bởi hóa trị và xạ trị rất độc hại đối với buồng trứng và nang noãn. Bệnh nhân lựa chọn đông trứng, khi việc điều trị ung thư kết thúc, trứng sẽ được rã đông sau đó và vẫn có thể có con như phụ nữ bình thường.

Về mặt sinh học, số lượng và chất lượng trứng sẽ giảm mạnh khi tuổi của người phụ nữ càng cao lên. Số nang noãn của buồng trứng giảm sâu ở phụ nữ trên 35 tuổi. Nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể (ví dụ hội chứng Down, Turner) ở con cũng tăng lên với những người mẹ lớn tuổi.

Do đó, việc đông trứng sẽ tạo điều kiện cho phụ nữ có thể lưu giữ một số lượng trứng có chất lượng tốt khi tuổi còn trẻ. Số trứng này sẽ được rã đông, thụ tinh và họ có thể có con trong tương lai khi các điều kiện về tình cảm, tâm lý và tài chính thuận lợi hơn.

Lê Nam

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI