PNO - PN - Bắt đầu vào hè, khi gói phần thưởng chưa kịp mở ra, sách vở năm học cũ chưa dọn đi, thì cha mẹ lại bắt con cái… học hè!
edf40wrjww2tblPage:Content
Nhiều phụ huynh còn cho rằng, không học hè thì bọn trẻ chẳng biết làm gì, hết ăn, lại ngủ, rồi điện tử, truyền hình cáp… Riết, không mụ người, lờ đờ thì cũng mắt mờ, tai điếc (vì đeo heaphone nhiều quá!)..Tại các Nhà văn hoá thiếu nhi, các lớp “năng khiếu” được quảng cáo rầm rộ từ chưa hè. Nào là đàn (các loại), võ, vẽ, vi tính, anh văn, viết chữ đẹp…
Ảnh minh họa. Internet
Cách đây chưa lâu, khi cơn sốt học đàn organ lên đến đỉnh cao, nhà nhà mua đàn, các bậc cha mẹ thi nhau ép các cháu học đàn. Để rồi không biết bao nhiêu cháu vừa ngồi vào đàn vừa khóc mếu máo, tiếp theo đó là những lời chì chiết của phụ huynh. Có ai hiểu cho bọn trẻ rằng chơi đàn ngoài năng khiếu còn phải là một sự say mê và ham thích nữa?
Cơn sốt organ chấm đứt, những cây đàn trùm mền, thì đến cơn sốt học ngoại ngữ, vi tính. Các bậc cha mẹ tranh thủ sắp xếp giờ học cho con, dồn ép con mình đủ thứ kiến thức. Cha mẹ nào không hãnh diện khi có thành tích khoe với mọi người, con tôi đàn hay, hát giỏi, tiếng Anh rau ráu…
Giờ đây, khi việc học được đặt lên hàng đầu, thì đa phần cha mẹ có nương tay trong việc ép con những môn về thiên về kỹ năng như đàn, võ, vẽ hay các môn thể thao…
Tuy nhiên, gì thì gì có thể khẳng định rằng, trẻ con hầu như không có mùa hè! Thật là phản khoa học khi trời thì nóng nực, nghỉ hè là để trốn tránh cái nắng, nóng thì lại nhét con cái vào các lớp học hè. Mà, mỗi lớp đâu phải vài ba em, lớp nào cũng cỡ trên bốn chục. Nhưng, nếu không học hè thì làm gì? Điệp khúc này đâu phải không có lý! “Thà nhét nó vào lớp học còn không nó cũng tự nhét nó vào quán net còn ngộp thở hơn!”, một phụ huynh cho biết!
Câu chuyện có thật tại một câu lạc bộ bóng bàn, mùa hè lúc nhúc bọn trẻ mà cha mẹ mang đến giao cho thầy giáo. Mấy ông nhóc làm bộ “nai”, chỉ chực cha mẹ vừa quay xe đi, mắt trước mắt sau vọt đến cửa hàng điện tử, vấn đề quan trọng phải canh làm sao gần hết giờ trở về câu lạc bộ, nếu không muốn bị ăn đòn! Một số em tích cực hơn thì rủ nhau đi đá banh.
Số còn lại thì chơi đánh bài, đi lang thang, cãi nhau… “Thiên tài” thật sự chỉ độ khoảng vài em chú tâm quyết luyện tập. Cha mẹ đâu hiểu. Con thích đá banh nói là sợ té, gãy tay, con thích tập võ thì sợ bị đánh, đấm… Chơi bóng bàn vừa nhẹ, vừa an toàn; nhưng, đâu phải đứa nào cũng thích bóng bàn.
Nhiều cha mẹ có “giải pháp hữu ích” tranh thủ cho con tập bơi, tập đi xe đạp vào mùa hè. Thế nhưng, đa phần bọn trẻ chỉ cần bơi ếch là đủ, không có ý thức tập bơi thêm mấy kiểu khác… Nói chung, hầu như, bọn trẻ thích kiểu của chúng nó mà cha mẹ cảm thấy… vô bổ như: nghe nhạc, coi ti-vi, chơi điện tử… Phải tranh thủ học thêm cái gì đó có ích hơn ngay cả những môn kỹ năng (đôi khi phải theo cả đời).
Câu hỏi đặt ra cho các em và cả phụ huynh: nghỉ hè thì làm gì? Là vấn đề khá đau đầu. Một phụ huynh có con sắp lên lớp 8 cho biết: “Kế hoạch xong ba tháng hè, con mình phải xong hết chương trình toán lớp 8 để sang năm vào học là chỉ luyện các môn khác hay luyện toán nâng cao!”
Một phụ huynh nữa: “Ngày xưa mình không có điều kiện học vẽ, học đàn, nên giờ phải cho con học, coi như thay mình đạt được ước mơ! Nghĩ cũng ép con thật, nhưng mình muốn con cái có một hành trang khá ngon lành sau này! Tỉ như nhìn một bức tranh cũng có thể bình luận được, nghe một bản nhạc cổ điển cũng có thể hiểu được..”.
Một phụ huynh có con sang năm lên lớp 9, quyết định mùa hè cho con học 2 lớp toán, 1 lớp cơ bản nâng cao, một lớp chuyên, thêm một lớp văn và một lớp hoá. “Học như thế mới chắc, sang năm mới hy vọng thi vào trường chuyên”.
Ý kiến của phụ huynh rõ là không sai, nhưng, như thế con cái học cho ai? Và, suy cho cùng cha mẹ nào cũng kỳ vọng vào con cái, còn phần con cái? Quả là gian nan khi nghĩ rằng chúng có thể “xuất chúng” một khi bị ép! Không cách này thì cách khác chúng cũng tìm cách né bớt hoặc quá tải thôi! Khi trẻ thích môn nào chúng sẽ quyết tâm môn đó, vấn đề là theo dõi ý thích của con chứ không phải ép theo ý cha mẹ!
Ai chở mùa hè của em đi đâu? Làm sao có một kỳ nghỉ hè nhẹ nhàng với các trò chơi thả diều, tắm sông, bắn chim, câu cá… xem ra chỉ còn là chuyện cổ tích!
KIM DUY
Mùa hè của con là mùa lo của cha mẹ. Gởi con cho ai cho? đưa con đi dâu? Có cho con học hè?...Không ít bà mẹ đang rối lên. Các mẹ ơi, cùng chia sẻ kinh nghiệm cho nhau nhé!
Kính mời các bạn gửi bài, ý kiến, qua các địa chỉ:
- Trang chủ của phunuonline.com.vn, vào mục Gửi bài ở cuối trang - Hoặc theo địa chỉ: truongsonpntp@yahoo.com - Hoặc viết vào phần Bình luận phía dưới mỗi bài của chuyên đề
Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.