Mỗi năm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới gặp ít nhất 3 người chết do chó dại cắn

25/05/2017 - 15:00

PNO - Nạn nhân ở TP.HCM vừa tử vong do chó dại hàng xóm cắn là một phụ nữ 52 tuổi sống ở quận Gò Vấp.

Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM vừa ghi nhận có 1 người chết do chó dại cắn và đây là ca tử vong do bệnh dại kể từ năm 2010.

Thế nhưng, bác sĩ Nguyễn Thanh Trường, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cảnh tỉnh: Bệnh nhân tử vong do bệnh dại mà Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM ghi nhận có thể chỉ là bệnh nhân sống tại TP.HCM.

Riêng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, mỗi năm tiếp nhận ít nhất 3 bệnh nhân tử vong do chó dại cắn. 

Moi nam Benh vien Benh Nhiet doi gap it nhat 3 nguoi chet do cho dai can

Bác sĩ Nguyễn Thanh Trường cho biết: "Bệnh nhân đã lên cơn dại thì sẽ tử vong và y khoa hoàn toàn bó tay. Người bị chó dại cắn chỉ có thể thoát khỏi bệnh dại là nhập viện thật sớm để chích văc xin ngừa dại và tiêm huyết thanh kháng dại một cách thụ động, để hy vọng không lên cơn dại". 

Tiêm ngừa bệnh dại ở đâu?

Phân bố dịch tễ của bệnh nhân mắc bệnh dại nhập viện vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM chủ yếu đến từ các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước...

Khi bị chó cắn, không cần biết chó mắc bệnh dại hay không, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế để chích văc xin ngừa dại và tiêm huyết thanh kháng dại như: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Viện Pasteur TP.HCM, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM. 

Trước đó, vào ngày 23/5, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết lần đầu tiên kể từ 2010, TP.HCM có bệnh nhân dại tử vong.

Nạn nhân là một người phụ nữ 52 tuổi, sống tại quận Gò Vấp. Người này bị chó hàng xóm cắn vào tháng 3 nhưng không đi tiêm huyết thanh kháng dại phòng lên cơn dại. Sau đó vài ngày, con chó cắn bệnh nhân chết. Một tháng sau, người phụ nữ này cũng chết.

Moi nam Benh vien Benh Nhiet doi gap it nhat 3 nguoi chet do cho dai can
 

Bác sĩ Lê Hồng Nga, khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM khuyến cáo: Người bị chó cắn hoặc cào hay liếm trên vùng da bị trầy xước cần rửa sạch vết thương bằng nước và xà phòng; sát trùng bằng dung dịch povidin; sau đó đến ngay cơ sở y tế có tiêm phòng dại để được tư vấn tiêm vắc xin.

Đồng thời theo dõi sát tình trạng sức khỏe con chó trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị cắn, nếu chó bị bệnh, bị mất hoặc bị chết thì thông báo ngay cho cơ sở tiêm phòng dại để được tư vấn.

Hiếu Nguyễn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI