Mỗi lần đổi mới giáo dục là một lần lo!

07/08/2015 - 06:47

PNO - Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông được BGD&ĐT ban hành ngày 6-8 được đánh giá là có nhiều đổi mới song nhiều ND chưa có tính đột phá

Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết xu hướng hiện nay của nhiều nền giáo dục trên thế giới là dạy tích hợp, liên môn.

Dự thảo của bộ cũng theo hướng đó nhưng nếu không có sự chuẩn bị kỹ và nhìn nhận từ thực tế thì rất dễ đi vào hô hào, lý thuyết. Bởi 3 vấn đề của đổi mới cần phải cân nhắc là giáo viên, chương trình, cơ sở vật chất lại chưa được làm rõ, trong khi thời gian thực hiện bắt đầu từ năm 2018.

Tự chọn môn học

Theo dự thảo mới nhất của chương trình giáo dục phổ thông, thay vì phải học 13 môn như hiện nay, học sinh (HS) THCS sẽ chỉ phải học 7-8 môn bắt buộc. Ở bậc THPT có 4 môn bắt buộc. Một số môn ở cả 3 cấp sẽ được tích hợp và thay đổi tên gọi để phù hợp với sự thay đổi nội dung, tính chất, ý nghĩa giáo dục.

Moi lan doi moi giao duc la mot lan lo!
Mỗi lần thay đổi mỗi lần lo  (ảnh minh họa)

Điểm mới của dự thảo là các môn học ở cả 3 cấp học được chia thành môn học bắt buộc và môn học tự chọn. Các môn học tự chọn gồm 3 loại: Tự chọn tùy ý: HS có thể chọn hoặc không chọn; tự chọn trong nhóm môn học:

HS buộc phải chọn một hoặc một số môn học trong nhóm môn học theo quy định trong chương trình; tự chọn trong môn học: HS buộc phải chọn một số nội dung trong một môn học. Tỉ lệ môn học tự chọn hoặc nội dung học tự chọn tăng dần từ lớp dưới lên lớp trên.

Đặc biệt, ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (THPT), có 4 môn học bắt buộc: Ngữ văn 1, toán 1, công dân với Tổ quốc, ngoại ngữ 1. Ngoài các môn học bắt buộc, HS được tự chọn các môn học khác.

Trong cả cấp học THPT, HS có thể thay đổi môn học tự chọn và chuyên đề học tập tự chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp cá nhân.

Khi xây dựng dự thảo, một trong những điểm mới được lưu ý là hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Trong đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho HS từ lớp 1 đến lớp 12.

Dự thảo cũng công bố thời gian thực hiện chương trình phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu bắt đầu từ năm 2018.

Nhiều vấn đề cần làm rõ

Được đánh giá là mạnh dạn đổi mới nhưng nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng bộ phải làm rõ nhiều vấn đề vì đây là quyết định sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu HS, giáo viên cả nước.

Ông Nguyễn Văn Ngai cho biết đổi mới cũng chưa hẳn là hoàn toàn phủ nhận, vứt bỏ cái cũ mà phải có quy trình đánh giá những mặt được và chưa được để áp dụng hay loại bỏ trong cái mới.

Điều quan trọng là phải có sự chuẩn bị kỹ, đồng bộ từ giáo viên, thiết kế chương trình làm sao để HS được học liên thông, không bị cắt khúc. “Khâu đào tạo giáo viên, nghe thì đơn giản nhưng thật ra rất khó bởi giáo viên lâu nay quen dạy theo phương pháp cũ, quen dạy đơn môn.

Các trường sư phạm đào tạo mới như thế nào và khâu tập huấn, bồi dưỡng cho những giáo viên cũ... có quá nhiều thứ cần phải được làm rõ” - ông Ngai đặt vấn đề.

Ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt (TP HCM), cho rằng một quyết sách lớn như thế này thì phải công khai từng vấn đề và để xã hội, các chuyên gia giáo dục phản biện.

Phải có sự giải thích lý do vì sao môn học này là bắt buộc, môn học kia là tự chọn?... Ông Hiếu cũng băn khoăn về tên gọi và nội dung các môn học ở bậc THPT cần phải được giải thích kỹ hơn. “Chẳng hạn như ở bậc THPT có môn học bắt buộc là công dân với Tổ quốc thì nội dung là gì? Có phải chỉ là môn học giáo dục công dân?

Trong khi thực trạng đạo đức, kỹ năng HS còn thiếu và yếu như hiện nay, sao không đổi tên hẳn thành môn giáo dục công dân và đạo đức”- ông Hiếu đề xuất.

Với nhiều băn khoăn, ông Đoàn Nhật Quang, giáo viên Trường THPT Marie Curie (TP HCM), nói: “Theo dự thảo, chương trình giáo dục phổ thông càng lên cao thì càng tăng cường số môn tự chọn nhưng lại phân chia thành tự chọn tùy ý, tự chọn trong nhóm môn học, tự chọn trong môn học thì rất rối.

Lúc này nảy sinh vấn đề: Một trường có hàng ngàn HS thì phân chia thế nào, cơ sở vật chất, phòng học, thời khóa biểu nào đáp ứng được...? Bộ cũng phải tính đến yếu tố chương trình có liên thông giữa các cấp học hay không?...”.

Không chắc sẽ giảm tải

Ông Ngô Tương Đại, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung - Nguyễn Huệ (TP HCM), đánh giá lâu nay chương trình phổ thông của chúng ta đã quá tải với HS.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI