"Môi giới nghỉ việc" bùng nổ ở Nhật Bản

03/07/2023 - 20:17

PNO - Nhật Bản luôn một quốc gia nổi tiếng về lòng trung thành với công ty và việc làm trọn đời. Những người nhảy việc thường bị coi là những kẻ bỏ cuộc hoặc phản bội. Và điều đó được coi là đáng xấu hổ.

 

Đại lý nghỉ việc ở Nhật Bản xuất hiện ngày càng nhiều
Các "đại lý nghỉ việc" ở Nhật Bản xuất hiện ngày càng nhiều

Vài năm qua, tại Nhật Bản dịch vụ taishoku daiko hay còn được gọi là “đại lý nghỉ việc” đã mọc lên ngày càng nhiều để giúp đỡ những người chỉ đơn giản là muốn thoát ra khỏi công việc hoặc đổi nơi làm việc.

Yoshihito Hasegawa, người đứng đầu một đơn vị có trụ sở tại Tokyo chuyên dịch vụ chăm sóc và bảo vệ khách hàng năm ngoái đã tư vấn cho 13.000 người về cách nghỉ việc mà ít rắc rối nhất, cho biết: “Hãy tưởng tượng, nó như một cuộc ly hôn lộn xộn".

Theo Yoshihito Hasegawa, người Nhật thường gắn bó với công việc ngay cả khi họ không hài lòng, cảm thấy như thể họ đang hy sinh mạng sống của mình vì điều tốt đẹp hơn. Thậm chí, họ còn so sánh mình với những phi công được cử đi thực hiện các nhiệm vụ cảm tử.

“Đó là cách mọi thứ được thực hiện, giống như cách những người trẻ tuổi được dạy để tôn trọng những người lớn tuổi hơn. Kiểu như là bỏ cuộc sẽ là một sự phản bội" - anh nói.

Được thành lập vào năm 2020, trung tâm Guardian - một dịch vụ taishoku daiko, đã giúp nhiều người, chủ yếu ở độ tuổi 20 - 30, thoát khỏi công việc mà họ muốn từ bỏ một cách nhẹ nhàng hơn. Gần một nửa khách hàng của Guardian là phụ nữ.

Guardian thường sẽ tính phí 29.800 yên cho dịch vụ tư vấn của mình, bao gồm tư cách thành viên ba tháng trong một công đoàn sẽ đại diện cho 1 người có thể nhanh chóng đàm phán về việc nghỉ hoặc chuyển chỗ làm việc vốn là tế nhị và khó xử ở Nhật Bản.

Luật pháp Nhật Bản về cơ bản đảm bảo cho mọi người quyền nghỉ việc, nhưng một số nhà tuyển dụng quen với hệ thống phân cấp kiểu cũ không thể chấp nhận việc người mà họ đã đào tạo lại muốn bỏ việc. Ngoài ra, áp lực “tham công tiếc việc” của những người tuân thủ trong văn hóa Nhật Bản rất nặng nề. Người lao động không muốn bị coi là kẻ gây rối, không muốn đặt câu hỏi tại sao với công ty và có thể ngại lên tiếng. Họ có thể sợ bị quấy rối sau khi nghỉ việc. Một số lo lắng về ý kiến ​​của gia đình hoặc bạn bè của họ.

Luật sư Akiko Ozawa, người có công ty luật tư vấn cho những người nghỉ việc thừa nhận họ khó rời đi. “Nếu bạn không hạnh phúc đến mức bắt đầu cảm thấy chán nản đến muốn bệnh thì bạn nên đưa ra lựa chọn đó để kiểm soát cuộc sống của chính mình".

Shinji Tanimoto - chủ một "đại lý nghỉ việc" ở Tokyo cho biết các vấn đề tại nơi làm việc đã tồn tại từ lâu, nhưng giờ đây mọi người nhận ra rằng họ có thể nhận trợ giúp từ các trung tâm để có thể thoát ra ngoài những khuôn khổ.

“Họ nói với chúng tôi rằng trước đây họ không thể ngủ được, nhưng cuối cùng họ có thể ngủ bao nhiêu tùy thích. Họ cảm ơn chúng tôi mọi lúc. Một số khóc với những giọt nước mắt của niềm vui" - Shinji Tanimoto nói.

Thảo Nguyễn (theo Japan Today)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI