Mình không về tết, sau này con cháu mình cũng không về thì sao?

27/01/2025 - 19:19

PNO - Mình về tết vì chồng, vì con cần biết quê quán, biết trên dưới với ông bà, chứ không sau này tết đến con cháu mình nó cũng không về thì sao?

Chúng tôi hẹn nhau ngồi uống trà trong buổi sáng hơi se lạnh của những ngày tháng Chạp.

“Có lẽ tết em không về quê chồng”. Chị xoay xoay chén trà trên tay, không hỏi han mà có ý chờ đợi. Chơi cùng nhau đã lâu, chị đủ hiểu với tính cách của tôi thì kiểu gì tôi cũng sẽ tự xả ra hết.

“Vừa rồi, nhà chồng em chia đất ở quê. Ba mẹ chồng em gọi mỗi chồng em về, không nói với em lời nào hết. Em thấy mình như người ngoài vậy”.

Chị bật cười. Nhấp một ngụm trà rất thong thả. “Em thấy mình y chị trước đây nên phải gặp chị để hỏi làm sao chị dằn được cục tức đó?”.

Hình minh họa
Hình minh họa

Chị lại cười, nụ cười thản nhiên trên khuôn mặt thanh thản. Tôi khâm phục người phụ nữ này, sao chị lại có thể điềm nhiên đến vậy. Chuyện của tôi là không được ba mẹ chồng gọi về chia đất của họ, nhưng câu chuyện của chị còn mệt mỏi hơn nhiều.

Chị không được dự cuộc chia chác hay tham bàn vào bất cứ công việc nào của nhà chồng. Chồng chị con một, ba mẹ chồng khó tính. Không thể ở riêng, anh chị xin phép dựng căn nhà nhỏ sát vách, chung nhau khoảng sân nhỏ. Ngày nào đi ra đi vô, mẹ chồng cũng nói cháu nội: Đất này bà chỉ cho riêng bố con thôi đó...

Khi ốm đau, cần một người đứng mũi chịu sào, ông bà sẽ gọi chị. Lí do con gái ở xa và con trai bận việc.

Ngày anh chị xây căn nhà khang trang hơn, ông bà nói khắp làng trên xóm dưới rằng “nó có làm cái gì đâu, con trai tôi bươn chải cực thân, ba mẹ con nó ngồi hưởng”. Rồi ông bà viết giấy chỉ tặng đất cho con trai, có dấu má xác nhận đàng hoàng.

Tôi còn nhớ ngày đó chị khóc. Tôi biết tính chị đâu có tham, chị có công việc ổn định, thu nhập khá. Chị cũng không màng đến đất đai nhà chồng, cái chị cần là ba mẹ chồng gọi lên nói một lời phải chăng. Hoặc họ đưa ra một lí do nào đó thuyết phục, kiểu như tôi bây giờ. Nhưng họ chỉ nhắc đi nhắc lại điều đó với hai đứa cháu nội rằng đất này là của riêng ba chúng thôi. Tôi biết chị nghĩ rất nhiều.

Còn bây giờ ông bà ốm đau, bà đi khắp viện nọ viện kia một tay chị chăm sóc. Không một lời ba mẹ biết đến công sức của con dâu. Bạn bè hỏi đến thì chị nói chắc kiếp trước chị tu chưa trọn và cười. Vẫn nụ cười nhẹ như không.

Tôi cũng nghĩ, tiền bạc là vật ngoài thân, Tự mình làm ra mới quý, mới thực sự là của mình. Của ba mẹ chồng thì ba mẹ chia cho ai là quyền của họ. Con cái có thể có phần, có thể không, bởi hàng ngày vẫn phải nai lưng ra để làm việc kiếm sống đó thôi. Giàu nghèo trên đời có số cả. Tôi không cần tiền của ba mẹ chồng nhưng tôi cần sự tôn trọng.

Làm sao để tôi “cho qua” được như chị? Làm sao để tôi cân bằng lại cảm xúc khi làm dâu nhà người hơn mười năm, tôi cũng như chị vẫn chỉ là “người ngoài”?

“Vì chồng chị nói với chị rằng em còn trẻ, em không mở lòng ra thay đổi thì người già làm sao thay đổi được? Hơn nữa, chị tin chồng mình là người tử tế. Đó là động lực để chị mắt nhắm mắt mở mà sống”. “Đơn giản vậy thôi sao, ai biết con người thay đổi ra sao được?”. “Anh ấy có thay đổi, thì ngôi nhà các con vẫn có phần. Còn chị, chị hay nói vui với mấy ba con là đang ở trọ nhà bà nội đó. Em tập thiền đi, tâm em sẽ an lại”.

Chị nhấp tiếp ngụm trà, nụ cười nhẹ. “Biết đâu sau chị già, chị đổi tính khó còn hơn vậy thì sao? Thôi kệ đi...”.

Kệ đi, là làm thế nào để kệ một cách bình an như chị? Là tập thể dục, là gắng ngồi thiền, là làm những gì mình thích trong khuôn khổ. Chăm chăm nghĩ đến thứ làm mình phát điên lên để rồi mất hết năng lượng sống thì có đáng không?

“Và quan trọng là chị nghĩ em nên về tết, mình về vì chồng, vì các con. Tết bọn nhỏ cần biết nguồn cội, quê quán, cần sống biết trên dưới với ông bà, chứ không biết đâu sau này tết con cháu mình nó không về với mình thì sao? Em phải tròn vai đã, rồi tính tiếp”.

Tôi bần thần, nghe những lời gan ruột của một người phụ nữ từng trải. Heo may thổi qua những ngày tháng Chạp rất nhẹ. Có mùi trầm hương, có hương mùi già, có mùi dưa kiệu, có những màu au au đỏ qua phố phường...

Tâm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Gần tết, lấy tiền của cha để trả nợ

    Gần tết, lấy tiền của cha để trả nợ

    26-01-2025 17:00

    Tôi đã khóc rất nhiều khi mẹ mất mà chưa kịp may cho bà một bộ quần áo mới hay mua được một viên thuốc bổ nào.

  • Nhường nhau một cái tết nhẹ nhõm

    Nhường nhau một cái tết nhẹ nhõm

    26-01-2025 11:57

    Đừng ai vội kết luận, tôi chắc ở nhà chồng nuôi, hoặc hàng tháng chồng nộp cho một khoản rất “khủng” nên phải lụy!

  • Hay dở với công cụ tự chế

    Hay dở với công cụ tự chế

    26-01-2025 09:38

    Vợ chồng tôi khá đồng lòng khoản “sextoy tự chế”. Nhờ chúng mà chuyện vợ chồng của chúng tôi tấn tới, dù vẫn có chút lăn tăn…

  • Bầu trời hôm nay màu gì?

    Bầu trời hôm nay màu gì?

    25-01-2025 18:07

    Tôi không ngắm bầu trời cùng các con, không kiên nhẫn nghe những câu chuyện không đầu không cuối. Không đủ dịu dàng để trả lời những thắc mắc đến vô tận.

  • Biếu tết nhà chồng bao nhiêu?

    Biếu tết nhà chồng bao nhiêu?

    25-01-2025 18:06

    Có lẽ những năm trước, cha mẹ chồng so đo tiền biếu tết giữa nhà tôi và nhà chị nên năm nay chị mới gọi điện hỏi trước.

  • Khi mùa xuân trở lại

    Khi mùa xuân trở lại

    24-01-2025 14:47

    Một mình nuôi dạy con khôn lớn, lại thành đạt, xinh đẹp như thế này, chị không tự hào thì chớ, việc gì phải mặc cảm, tự ti vì chuyện ly hôn?

  • Thất vọng vì con gái chỉ gửi quà tết chứ không biếu tiền

    Thất vọng vì con gái chỉ gửi quà tết chứ không biếu tiền

    24-01-2025 06:33

    Dù kinh tế eo hẹp, con gái vẫn cố gắng dành dụm để gửi quà tết về cho gia đình. Thế nhưng cô lại bị cha mẹ trách sao không gửi tiền.

  • Được mất phù du ở đời

    Được mất phù du ở đời

    23-01-2025 19:14

    Có một thực tế là chúng ta nghĩ nhiều đến những chuyện không mong xảy ra như: sao bụng có vẻ nặng nề, nọng cằm hình thành rõ hơn...

  • Sang năm mình làm lại

    Sang năm mình làm lại

    23-01-2025 15:28

    20 tết, tôi gọi thông báo tết này có lẽ không về quê. Im lặng một lúc, mẹ nói: "Kệ hết đi, về ăn tết với mẹ, sang năm mình làm lại".

  • Đường về nhà là trong tim ta

    Đường về nhà là trong tim ta

    23-01-2025 06:12

    Lộc dửng dưng với tất cả mà lòng chông chênh. Đã 3 năm rồi anh không về quê ăn tết.

  • Phân công sắm tết để tránh mâu thuẫn gia đình

    Phân công sắm tết để tránh mâu thuẫn gia đình

    22-01-2025 06:32

    Cúc lựa lời nhắn với em trai về chuyện sắm tết trong gia đình. Năm ngoái, vì chuyện mua sắm mà nhà Cúc có chút mất vui.

  • Bước qua ngày cũ đi em

    Bước qua ngày cũ đi em

    21-01-2025 17:06

    Sự nhàn rỗi tạo đà cho cú trượt dài của tâm trạng. Vậy nên hãy chăm chỉ làm việc, tập trung vào công việc để bản thân bận rộn lên...

  • Chuyện cúng tết không còn là gánh nặng với tôi

    Chuyện cúng tết không còn là gánh nặng với tôi

    21-01-2025 13:55

    Chưa năm nào tôi thấy chuyện chuẩn bị tết, chuẩn bị thờ cúng nhẹ nhõm như năm nay.

  • Cuối năm, chồng đột ngột mất tích

    Cuối năm, chồng đột ngột mất tích

    21-01-2025 06:32

    Cuối năm cuối tháng, chị bất lực trong việc tìm chồng. Trước đây, chị từng bao lần khóc vì không thể khuyên chồng thay đổi.

  • Biếu quà cuối năm, nhận về nỗi băn khoăn

    Biếu quà cuối năm, nhận về nỗi băn khoăn

    20-01-2025 13:56

    Mỗi khi nhận được quà, Cúc thường chụp ảnh món quà, gửi báo cho người gửi biết là mình đã nhận, cùng thể hiện cảm xúc là mình đã rất vui.

  • Hiên nhà tháng Chạp

    Hiên nhà tháng Chạp

    20-01-2025 07:42

    Tôi ngỡ ngàng khi thấy hiên nhà ba mẹ quá đông vui. Ông Sáu, bác Năm, thím Tư, thêm đám trẻ chạy loanh quanh. Mấy chậu cúc vàng rực rỡ trong nắng.

  • 22 năm hận thù người cũ

    22 năm hận thù người cũ

    19-01-2025 20:20

    Con gái tôi khoe bộ áo dài mới may, rồi lăng xăng gói ghém quà bánh. Sau 22 năm, tết này con sẽ được nhận cha và tổ tông.

  • Xích gần mẹ chồng

    Xích gần mẹ chồng

    19-01-2025 10:57

    Tôi nghĩ mẹ không thích tôi nên bà lạnh nhạt, hóa ra là do tôi...