Miền Đông – miền Tây Nam bộ đều thiếu trầm trọng bác sĩ

14/08/2014 - 21:36

PNO - PNO - Cả 13 giám đốc sở y tế các tỉnh, thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) dự Hội nghị đào tạo nhân lực y tế vùng ĐBSCL do Trường Đại học Y dược Cần Thơ tổ chức ngày 14/8 đều than thở về việc thiếu nhân lực phục...

edf40wrjww2tblPage:Content

Không chỉ thế, cả bốn vị lãnh đạo ngành y tế các tỉnh miền Đông là Bình Dương, Đồng Nai, Bà Ria- Vũng Tàu và Tây Ninh có mặt tại hội nghị cũng tha thiết đề nghị Trường Đại học Y dược Cần Thơ rót thêm chỉ tiêu đào tạo.

Mien Dong – mien Tay Nam bo deu thieu tram trong bac si

Theo quyết định về “Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/1/2013, đến năm 2015, mỗi địa phương cần có 8 bác sĩ, 2 dược sĩ/ 10.000 dân thì đến nay chỉ có TP Cần Thơ đạt được con số này.

Tuy nhiên, bà Bùi Thị Lê Phi, Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ cho biết, lực lượng y bác sĩ làm việc trong TP Cần Thơ không chỉ phục vụ cho người địa phương mà còn khám chữa bệnh cho cả bệnh nhân các tỉnh lân cận.

Còn theo khảo sát của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, hiện nay, toàn vùng ĐBSCL vẫn còn 223 xã, trạm y tế chưa có bác sĩ. Đặc biệt, ở huyện Tân Phú Đông của tỉnh Tiền Giang cả huyện chỉ có 6 bác sĩ (số liệu cuối năm 2013).

Bác sĩ Trương Hoài Phong, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng kể tình trạng “bi đát” của tỉnh nhà: mặc dù tỉnh đã có cơ chế hỗ trợ rất mạnh cho bác sĩ, trí thức về làm việc tại tỉnh như tuyển thẳng vào công chức, cấp nhà công vụ, cấp tiền hỗ trợ ổn định cuộc sống ban đầu và tạo điều kiện cho người thân ổn định nơi ăn ở, học tập nhưng 4 năm qua, tỉnh không nhận được hồ sơ xin việc mới của bác sĩ nào.

Thậm chí, lãnh đạo tỉnh đã nhiều lần đi tìm sinh viên y khoa đang học hệ chính quy, sinh viên nào có nguyện vọng về Sóc Trăng, tỉnh nhận “nuôi” luôn những năm đại học, nhưng tìm không ra. Năm nay, có 39 sinh viên y khoa có hộ khẩu ở tỉnh ra trường, nhưng cũng không ai chịu về địa phương.
Ông Phong kết luận: “Nếu Trường ĐH Y Dược Cần Thơ không có chỉ tiêu đào taọ theo địa chỉ là chết”.

Cũng trong tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng như vậy, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long cho biết, hiện nay tỉ lệ bác sĩ bình quân của Vĩnh Long chỉ đạt 5,37/ 10.000 dân. Đến đầu năm 2015, tỉnh Vĩnhh Long sẽ khánh thành thêm 3 - 4 bệnh viện chuyên sâu với khoảng 300 giường nên ngành y tế tỉnh đang đau đầu vì không thể tìm đâu ra 75 bác sĩ cho nhu cầu tối thiểu là 25 bác sĩ/100 giường.

Đại diện sở y tế các tỉnh Đông Nam bộ lần đầu tiên có mặt tại hội nghị cũng nêu thực trạng thiếu nhân lực trầm trọng: Bà Rịa - Vũng Tàu 5,3 bác sĩ/ 10.000 dân; tỉ lệ này ở tỉnh Tây Ninh chỉ đạt 4,7. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương thiếu cả trăm bác sĩ trước yêu cầu nâng cấp thành bệnh viện loại 1, hơn nữa tỉnh còn phải đối đầu với việc bác sĩ ồ ạt xin nghỉ việc ra các bệnh viện, phòng khám tư.

Đại biểu các tỉnh miền Đông “phân bì”, do miền Đông không có Ban chỉ đạo miền Đông Nam bộ, Trường Đại học Y dược TP.HCM không có chương trình đào tạo theo địa chỉ nên đành nhờ Đại học Y dược Cần Thơ đào tạo giúp.

Không chỉ thiếu trầm trọng lực lượng bác sĩ đa khoa, số bác sĩ các chuyên khoa sâu, các nghành “hiếm” (theo cách nói của đại biểu) chịu về phục vụ cho tỉnh nhà cũng khiến đại biểu dự hội nghị dở khóc dở cười: Tây Ninh sắp thành lập bệnh viện tâm thần nhưng hiện cả tỉnh có 1 bác sĩ tâm thần; lĩnh vực giải phẫu pháp y cũng chỉ có 1 bác sĩ; bệnh viện lao có 7 bác sĩ nhưng 3 người sắp đến tuổi về hưu mà không có bác sĩ bổ sung.

Tỉnh Tiền Giang hiện cũng chỉ có 1 bác sĩ pháp y nhưng đã đến tuổi về hưu, do không tìm được người thay thế nên tỉnh phải mời bác sĩ này hợp đồng lại.

TP Cần Thơ có nhiều bệnh viện chuyên sâu nên cũng đang xin trường dành cho… 50 chỉ tiêu các chuyên ngành hiếm.

Giáo sư, tiến sĩ Phạm Văn Lình, Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược Cần Thơ cho biết, trước nhu cầu bức thiết của các tỉnh, từ năm 2009 đến nay, trường đã tăng 40% chỉ tiêu đào tạo cho các tỉnh trên cơ sở các sinh viên khi ra trường phải về phục vụ địa phương. Tuy nhiên, không vì thế mà trường chọn thí sinh có điểm thi dưới 21 đối với ngành bác sĩ đa khoa, trừ những trường hợp đặc biệt.

Với những địa phương thuộc các huyện nghèo hoặc các huyện đảo, trường cũng có chủ trương xét tuyển và các sinh viên trúng tuyển phải học chương trình 7 năm, trong đó có 1 năm học văn hoá để đảm bảo chất lượng đào tạo, chất lượng đầu ra của đội ngũ đặc biệt này.

Đào tạo theo địa chỉ: giải pháp tối ưu

Năm 2014, Trường Đại học Y dược Cần Thơ có chỉ tiêu đào tạo 1.200 sinh viên, trong đó có 847 em có giấy báo trúng tuyển, chỉ tiêu còn lại dành cho các tỉnh đào tạo theo địa chỉ sử dụng.

Đây là năm thứ 6 Trường Đại học Y dược Cần Thơ thực hiện chủ trương đào tạo theo địa chỉ và cũng là năm đầu tiên có lứa bác sĩ đào tạo theo địa chỉ đầu tiên ra trường về công tác tại các địa phương.

Trước thực tế chỉ có 40% số bác sĩ sau khi ra trường chịu về địa phương phục vụ, ngành y tế ĐBSCL luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sĩ trầm trọng nên đây được xem như một giải pháp tối ưu cho ngành y tế đồng bằng.

Hiền Dung

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI