Mẹo “nhuộm” màu bánh vàng cực đẹp từ quả dành dành

29/06/2024 - 18:24

PNO - Theo nghệ nhân Đỗ Thị Phương Nhi, nếu biết xử lý đúng cách, quả dành dành sẽ cho màu vàng cực kỳ bắt mắt, phù hợp làm màu nhuộm cho nhiều món ăn truyền thống.

Khi hướng dẫn làm bánh hoa hồng hấp, nghệ nhân Đỗ Thị Phương Nhi chia sẻ bí quyết nhuộm màu bánh đã được bà đúc kết sau nhiều năm tìm tòi, thử nghiệm.

Theo kinh nghiệm của nghệ nhân xứ Huế, lá cẩm, quả gấc, nghệ, củ dền, cà rốt, lá dứa... đều là những thực phẩm tạo màu khá tốt cho món bánh hoa hồng. Tuy nhiên, màu sắc sẽ có sự thay đổi nhất định sau khi bánh được mang đi hấp. Có thể màu sẽ chuyển sang nhạt hoặc đậm hơn. Như màu lá dứa ban đầu xanh nhưng sau hấp sẽ hơi giống màu cỏ úa. Do đó, cần thực hiện nhiều lần để biết cách gia giảm màu như ý.

Quả dành dành khô được dùng tạo màu cho nhiều món ăn nhưng không phải ai cũng biết. Ảnh: Đông Đông.
Quả dành dành khô được dùng tạo màu cho nhiều món ăn nhưng không phải ai cũng biết

Riêng với màu vàng, nghệ nhân Đỗ Thị Phương Nhi chia sẻ bí quyết lấy màu từ quả cây dành dành (chi tử), loại cây mọc dại ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Màu vàng từ quả dành dành sau khi hấp vẫn cho ra sắc vàng rực bắt mắt.

Cụ thể, sau khi có quả dành dành khô, cần rửa sạch và để ráo. Sau đó, bắc nồi nước sôi và cho quả dành dành đã được đập dập vào đun. Thao tác đập dập giúp quả dành dành tiết ra màu nhanh hơn. Khi nồi cạn bớt nước, để nguội là có thể sử dụng tạo màu cho các món làm từ bột gạo, bột nếp hoặc xôi.

Quả dành dành là vị thuốc có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nghệ nhân Đỗ Thị Phương Nhi khuyên dùng lượng vừa đủ, tránh quá nhiều vì sẽ tạo vị nhẫn đắng cho món ăn.

Ngoài chia sẻ cách tạo màu từ nguyên liệu tự nhiên, nghệ nhân Phương Nhi hướng dẫn cụ thể công thức làm bánh hoa hồng hấp - món bánh dân gian của Huế.

Về nguyên liệu, cần có 400g bột gạo, 400g nước, 200g giò sống, 200g tôm (đã lột vỏ, bỏ đầu, đuôi), 100g hành tây, 100g cà rốt, 1 trái ớt sừng và 5 trái ớt đỏ. Ảnh: Đông Đông.
Về nguyên liệu, cần có 400g bột gạo, 400g nước, 200g giò sống, 200g tôm (đã lột vỏ, bỏ đầu, đuôi), 100g hành tây, 100g cà rốt, 1 trái ớt sừng và 5 trái ớt đỏ.
Cà sốt và hành tây sau khi rửa sạch thì cắt hạt lựu, xào sơ cho thơm. Tôm sau khi làm sạch thì xay nhuyễn và trộn cùng giò sống. Sau đó cho hành tây, cà rốt đã xào, nêm thêm chút muối, chút hạt nêm cho vừa vị. Làm thành từng viên nhân nhỏ (khoảng 10gr hoặc 15gr). Sau đó mang đi hấp lửa nhỏ trong vòng 10 phút. Ảnh: Diễm Mi.
Phần nhân được làm khá đơn giản. Cà rốt và hành tây sau khi rửa sạch thì cắt hạt lựu, xào sơ cho thơm, để nguội. Tôm sau khi làm sạch thì xay nhuyễn, trộn cùng giò sống. Cho 2 hỗn hợp này trộn vào với nhau, nêm thêm chút muối, chút hạt nêm cho vừa vị. Làm thành từng viên nhân nhỏ (khoảng 10g hoặc 15g). Sau đó mang đi hấp lửa nhỏ trong vòng 10 phút.
Về vỏ bánh, chia 200g bột gạo làm 2 phần bằng nhau. Cho 100gr bột vào nồi nhỏ cùng 200ml nước. Cho 1/4 muỗng cà phê muối vào nồi và hòa tan bột trước khi bắt lên bếp. Giáo bột cho đến khi bột đặc lại, lúc này cho vào 1 muỗng dầu ăn. Sau đó đổ hỗ hợp này vào 100g bột gạo khô đã được để riêng từ đầu và nhồi cho đều. Đến khi bột không còn dính tay là được. Lấy màn bọc thực phẩm bọc lại để tránh khô.
Về vỏ bánh, chia 200g bột gạo làm 2 phần bằng nhau. Cho 100g bột vào nồi nhỏ cùng 200ml nước. Cho 1/4 muỗng cà phê muối vào nồi và hòa tan bột trước khi bắt lên bếp. Giáo bột cho đến khi bột đặc lại, lúc này cho vào 1 muỗng dầu ăn. Sau đó đổ hỗn hợp này vào 100g bột gạo khô đã được để riêng từ đầu và nhồi cho đều. Đến khi bột không còn dính tay là được. Lấy màn bọc thực phẩm bọc lại để tránh khô.
Chia bột thành viên 20gr hoặc 30gr (tương ứng viên nhân 10gr hoặc 15gr). Bột chia xong phải đậy kín để bột không bị khô. Vo bột hình tròn, cho viên nhân vào giữa túm lại cho kín. Lấy nhíp kẹp thành cánh hoa. Tầng trên kẹp cánh xen kẻ tầng dưới cho đẹp, cứ như thế kẹp lên đỉnh bánh. Trên cùng để cà rốt cắt nhỏ làm nhụy.
Chia bột thành viên 20g hoặc 30g (tương ứng viên nhân 10g hoặc 15g). Bột chia xong phải đậy kín để bột không bị khô. Vo bột hình tròn, cho viên nhân vào giữa túm lại cho kín.
Lấy nhíp kẹp thành cánh hoa. Tầng trên kẹp cánh xen kẻ tầng dưới cho đẹp, cứ như thế kẹp lên đỉnh bánh. Trên cùng để cà rốt cắt nhỏ làm nhụy.
Lấy nhíp kẹp thành cánh hoa. Tầng trên kẹp cánh xen kẻ tầng dưới cho đẹp, cứ như thế kẹp lên đỉnh bánh. Trên cùng để cà rốt cắt nhỏ làm nhụy.
Hấp bánh trong thời gian từ 15 đến 20 phút với lửa vừa, tính từ lúc nồi nước hấp bánh sôi (lửa lớn làm bánh nở phình → nứt bánh). Hình ảnh khay bánh trước và sau khi hấp. Bánh ăn kèm nước chấm được làm theo tỉ lệ: 7 nước (có thể lấy nước luộc vỏ tôm hoặc nước thường) + 1 nước mắm + 1 đường + 1 chút muối. Khi hỗn hợp vừa sôi nhẹ thì tắt bếp. Cho ớt băm vào lúc ăn để tăng vị.
Hấp bánh trong thời gian từ 15 đến 20 phút với lửa vừa, tính từ lúc nồi nước hấp bánh sôi (lửa lớn làm bánh nở phình sẽ nứt bánh). Hình ảnh khay bánh trước và sau khi hấp. Bánh ăn kèm nước chấm được làm theo tỉ lệ: 7 nước (có thể lấy nước luộc vỏ tôm hoặc nước thường), 1 nước mắm, 1 đường, 1 chút muối. Khi hỗn hợp vừa sôi nhẹ thì tắt bếp. Cho ớt băm vào lúc ăn để tăng vị.

Diễm Mi

Ảnh: Diễm Mi, Đông Đông

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI