Mẹ tự ý cho con uống thuốc bổ và chia sẻ đáng sợ từ bác sĩ

13/09/2017 - 15:34

PNO - Những chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, Đại học Y Dược TP.HCM khiến các bậc phụ huynh giật mình – bé bị căn bệnh cực kỳ nguy hiểm từ việc ba mẹ tự ý cho con mình uống thuốc bổ tại nhà.

Uống thuốc bổ sắt theo toa thuốc... nhà hàng xóm

Vừa qua, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, trường Đại học Y Dược TP.HCM đã khám và chẩn đoán cho một bé bị bệnh Beta-Thalassemia

Trong quá trình tìm hiểu bệnh sử, bác sĩ Sang giật mình khi mẹ của bé cho biết do thấy bé thường xanh xao, mệt mỏi, người nhà đã đưa bé đi khám bệnh rồi tự ý cho bé uống bổ sung sắt theo… toa thuốc nhà hàng xóm.

Liên tục 6 tháng nay, bé đều đặn được ba mẹ cho uống viên bổ sắt vì mẹ tìm hiểu trên mạng. Sau đó, chị hỏi thăm người cùng xóm có con bị chẩn đoán tương tự nên chị mượn toa thuốc có kê viên bổ sắt để đi mua rồi cho cả nhà uống chung. "Việc này cực kỳ nguy hiểm”, bác sĩ Sang cảnh tỉnh.

Me tu y cho con uong thuoc bo va chia se dang so tu bac si
Trẻ bị bệnh Thalassemia biến chứng ứ sắt trong gan


Thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguy hiểm không? Theo bác sĩ Sang, thiếu máu hồng cầu nhỏ có nhiều nguyên nhân. Trong đó, có thể do thiếu sắt hoặc cũng có thể do Thalassemia hay các bệnh lý nội khoa mạn tính tiềm ẩn khác chưa được tìm ra.

Nếu thực sự bé bị thiếu sắt, việc sử dụng sắt sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu sau 30 - 60 ngày bổ sung sắt uống theo liều quy định, hoặc dạng siro. Việc chậm trễ bổ sung sắt có thể chấp nhận hơn việc bổ sung sắt cho người Thalassemia.


Hành động nguy hiểm

“Nếu bệnh nhân bị bệnh Thalassemia, việc tự ý sử dụng sắt sẽ cực kỳ nguy hiểm. Một trong các biến chứng nặng nề và lâu dài của Thalassemia, là phải truyền máu định kỳ, thậm chí hàng tháng. Truyền máu hơn 20 lần phải có chỉ định thải sắt của bác sĩ tránh biến chứng lên gan, thận, xương sọ... 

Me tu y cho con uong thuoc bo va chia se dang so tu bac si
Bác sĩ Sang thăm bệnh nhi bị ung thư


Vì vậy, phụ huynh tự ý sử dụng sắt cho con khi thấy con xét nghiệm thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắt là rất sai lầm”, bác sĩ Sang nói thêm.

Thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân, một số bệnh lý nội khoa như viêm ruột, xuất huyết tiêu hoá tiềm ẩn, vi khuẩn dạ dày Helicobacter pylori... cũng gây ra tình trạng thiếu máu. Nhưng đây là nhóm nguyên nhân phân biệt khi loại được 2 nguyên nhân phổ biến trên.

Cách uống thuốc sắt phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, với bệnh Thalassemia ở trẻ phải được làm xét nghiệm định lượng nồng độ sắt huyết thanh, làm điện di hemoglobin (dạng xét nghiệm máu)... ở các chuyên khoa sâu.

Lúc đó, bác sĩ sẽ có quyết định bổ sung sắt cho trẻ, nếu chậm trễ 1-2 tuần cũng không phát sinh nhiều đến sức khỏe, do đó cha mẹ không vội vã tự ý mua thuốc sắt cho trẻ uống.

Me tu y cho con uong thuoc bo va chia se dang so tu bac si

Thalassemia còn được gọi là bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là bệnh lý huyết học di truyền phổ biến nhất trên thế giới. 

Có 2 loại Thalassemia chính gồm: bệnh α(anpha) Thalassemia do thiếu chuỗi α (anpha) và bệnh β (beta) Thalassemia do thiếu chuỗi β(beta).

Tại Việt Nam, ước tính hiện nay có khoảng 20.000 người bị Thalassemia thể nặng, mỗi năm có thêm khoảng 2.000 trẻ em sinh ra bị bệnh Thalassemia, có khoảng 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia (người mang gen không có biểu hiện bệnh lý nhưng là nguồn di truyền gen bệnh cho thế hệ sau).

An Nguyên

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI